Hiển thị các bài đăng có nhãn lấy cao răng thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng là gì?



Nhiều phụ huynh thắc mắc về nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng là gì, có ảnh hưởng sức khỏe của bé không? Bài viết sau đây sẽ giúp bậc phụ huynh giải đáp những thắc mắc trên.



trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì
nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị hôi miệng

Do bé vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Thức ăn và vi khuẩn thường bám sâu bên trong khoang miệng, trên răng, lợi, nướu và cổ họng. Vì thế nếu chỉ dùng bàn chải đánh xung quanh chân răng sẽ chưa thể loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn. Thức ăn, mảng bám sót lại trong miệng là nguyên nhân gây hôi miệng cho trẻ.

Do bé bị nghẹt mũi, sổ mũi

Với những trẻ bị nghẹt mũi, khó thở phải thở qua miệng sẽ khiến vi khuẩn theo đường thở xâm nhập vào bên trong khoang miệng, điều này khiến da bị khô gây ra hiện tượng hôi miệng. 

>>> cách trị bệnh viêm chân răng

Do trong mũi bé có dị vật

Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi do chưa nhận biết được nguy hiểm nên thường nhét dị vật vào lỗ mũi. Khi mũi có dị vật khiến trẻ phải thở bằng miệng và ảnh hưởng đến khoang miệng cũng gây ra hôi miệng.

Do bé mút ngón tay

Mút ngón tay sẽ gián tiếp đưa vi khuẩn vào miệng khiến khoang miệng bé bị nhiễm khuẩn gây ra hôi miệng.


Bé bị các bệnh về đường hô hấp hoặc dị ứng

Trẻ bị các bệnh về đường hô hấp như: nhiễm trùng xoang, viêm amidan hoặc dị ứng do thời tiết thậm chí một số bé bị chứng ợ hơi cũng gây hôi miệng.

Một số thực phẩm thường gây mùi hôi miệng cho bé

Do bé ăn thức ăn có mùi

Những thực phẩm như: tỏi, hành thường có mùi nên khiến hơi thở của bé nặng mùi.

Các cách khắc phục mùi hôi miệng hiệu quả cho trẻ

- Trẻ từ 3- 4 tuổi các bậc phụ huynh nên dạy bé cách tự đánh răng và vệ sinh răng miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, giúp răng chắc khỏe và tránh bị hôi miệng. Ngoài ra, với những bé bị hôi miệng bạn nên dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng để làm sạch lưỡi cho bé.

bị hôi miệng ở trẻ em
vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp bé

- Chỉ nên cho bé sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng, tương đương bằng một hạt đậu Hà Lan trong mỗi lần đánh răng mà thôi. Đặc biệt nên hạn chế cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều fluor, vì sử dụng nhiều kem đánh răng sẽ gây những đốm trắng trên răng bé. Tốt nhất nên chọn kem đánh răng có mùi tự nhiên sẽ an toàn cho bé hơn.

- Thường xuyên cho bé đi khám nha khoa theo định kỳ 6 tháng/lần nhằm ngăn ngừa sớm bệnh hôi miệng và các bệnh lý về răng miệng khác cho bé.

- Hạn chế cho bé mút tay, dùng các dụng cụ như núm vú giả, đồ chơi của bé nên được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng gây các bệnh về miệng và hôi miệng cho bé. Tốt nhất nên hạn chế cho bé ngậm ti giả.

- Không nên dùng nước súc miệng người lớn cho bé dùng. Mà tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe của bé.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bậc phụ huynh chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn.

Cách trị hôi miệng hiệu quả dành cho bạn



Hơi thở thơm mát cùng nụ cười tươi tắn sẽ giúp bạn tạo thiện cảm trong mắt người đối diện. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn cách trị hôi miệng vĩnh viễn hiệu quả để giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.


nguyên nhân gây hôi miệng
cách trị hôi miệng hiệu quả

1. Nguyên nhân gây hôi miệng

Mùi hôi khó chịu phát từ miệng phụ thuộc vào lượng nước miếng tiết ra. Chất lưu huỳnh thấm vào mô mềm trong miệng, khi nước miếng không đủ sức giữ hơi lưu huỳnh xông ra, sẽ gây nên mùi hôi miệng khó chịu. Ngoài ra vi trùng trong miệng nảy nở tùy theo từng loại, cộng thêm vấn đề vệ sinh, thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Cũng không thể không kể đến các nguyên nhân khác như bệnh tật hay thuốc men…

Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng

Cũng như hôi nách, bệnh hôi miệng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe những lại là “kỳ đà cản mũi” nhiều vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là trong chuyện tình cảm. Vì vậy tìm kiếm phương pháp trị hôi miệng hiệu quả là điều mà bất cứ ai mắc phải căn bệnh “oái oăm” này đặc biệt quan tâm.

Các cách trị hôi miệng hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh quái ác này. Chúc bạn sẽ thành công với phương pháp mà mình lựa chọn

2. Cách trị hôi miệng tận gốc ngay tại nhà

Cách trị hôi miệng đơn giản với nước Vitamin C

Nước đóng vai trò quan trọng với cơ thể cũng như giúp cho khoang miệng được giữ ẩm. Đặc biệt là nước uống vitamin C này còn giúp tiêu diệt mạnh mẽ vi khuẩn gây hôi miệng, là một trong những cách chữa hôi miệng hữu hiệu dành cho tất cả mọi người.



Trị hôi miện bằng nước Vitamin C

Để có được “bài thuốc” trị hôi miệng này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Cam lớn: 1 – 2 quả
Kiwi: 3 quả
Dâu tây: 4 quả
2 lít nước lọc
1 bình đựng nước ngâm hoa quả

Cách làm: Bạn hãy thái nhỏ những loại hoa quả này kiểu con chì, sau đó để vào một chiếc lọ. Rót ngập nước sôi để nguội vào chiếc lọ đó và để vào trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Sáng hôm sau bạn có thể sử dụng chúng trong bữa sáng hoặc bất cứ lúc nào cảm thấy khát nước. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Cách trị hôi miệng tận gốc bằng quả chanh

Bạn có biết tuyến nước bọt chúng tiết ra khoảng 3 lon nước bọt mỗi ngày. Và trong nước bọt có chứa canxi và photpho giúp cho răng chúng ta hấp thụ và đẩy lùi vi khuẩn sâu răng, hôi miệng đấy. Khoang miệng khô sẽ gây ra mùi hôi miệng là do vi khuẩn sinh ra hợp chất lưu huỳnh gây nên hôi miệng.



Cách trị hôi miệng bằng chanh tươi

Vì thế, trị hôi miệng đơn giản nhất là dùng nước đá được làm từ chanh và quế. Khi nước đá tan ra cho hỗn hợp nước giữ ẩm và vị chua của chanh giúp tuyến nước bọt kích thích và tiết ra để bảo vệ khoang miệng. Và quế giết vi khuẩn gây miệng với thành phần aldehyde cinnamic.

Cách làm đơn giản đó là bạn có thể xay chanh và quế ra sau đó hoà với nước sôi để nguội. Vào mùa hè bạn có chúng vào khay đựng đá viên và để trong ngăn làm đá. Tận tưởng viên đá chanh và quế sẽ vào mùa hè sẽ giúp bạn vừa giải nhiệt vừa trị hôi miệng rất tốt. Còn nếu mùa đông khi lạnh quá, bạn có thể xúc miệng hàng sáng bằng hỗn hợp này.

Cách chữa hôi miệng hiệu quả bằng gừng và sữa chua

Cách chữa hôi miệng bằng sữa chua

Đây là hai loại nguyên tưởng chừng như không bao giờ có thể kết hợp được với nhau, nhưng lại là phương pháp trị hôi miện hiệu quả. Tuy ban đầu mùi vị của nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu kiên trì ăn chúng lâu ngày có thể bạn sẽ cảm thấy nghiện đó.

 Cách trị hôi miệng bằng lá ổi

Trong dân gian, người ta thường nhai một trái ổi xanh để trị hơi thở có mùi hôi. Nhưng sẽ đặc biệt hơn nếu dùng lá ổi nhai hoặc bào chế thành nước súc miệng theo một quy trình cực kỳ đơn giản.



Lá ổi có công dụng trị hôi miệng hiệu quả

Cụ thể: Đun sôi 3 chén nước, sau đó giảm lửa để nước sôi liu riu cho vào 10 lá ổi non rồi tiếp tục để sôi liu riu trong khoảng 10 phút. Đợi nước nguội hẳn rồi lọc bỏ lá, lấy nước. Dùng nước này súc miệng vừa loại bỏ được hơi thở vừa bảo vệ cho hàm răng chắc khỏe.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng hôi miệng cho mình.

Tại sao cần biết về tác dụng của lấy cao răng

Tại sao các bác sĩ nha khoa hay khuyên rằng nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần. Muốn biết tại sao cần tìm hiểu kĩ tác dụng của lấy cao răng là gì trong bài viết sau đây.

Tác dụng của lấy cao răng là gì?
Nhiều người nghĩ rằng việc lấy cao răng sẽ làm mòn men răng, làm cho chân răng bị yếu đi khiến răng dễ bị lung lay, điều này là không đúng. Việc này giúp loại bỏ các mảng bám ố vàng trên răng, trả lại cho bạn hàm răng trắng sáng, hơi thở thơm tho.

Sự xuất hiện của cao răng là một yếu tố nguyên nhân gây bệnh viêm nướu, nha chu …. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi, có thể gây hôi miệng và chảy máu chân răng. Cao răng cũng có thể gây ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây tiêu sương làm lung lay và rụng răng. Ngoài ra, vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, …
Những lợi ích khi lấy cao răng
Chấm dứt tình trạng viêm nướu

Một khi các mảng cao răng được loại bỏ, sẽ không còn chỗ cho vi khuẩn trú ẩn, do đó sẽ phòng ngừa được bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng và giảm bớt mùi hôi của hơi thở và làm trắng răng hơn.

Bảo vệ chân răng
Tác dụng của việc lấy cao răng là gì

Vi khuẩn trong cao răng gây viêm nướu, phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho răng bị tụt nướu, chân răng bị lộ vì không có nướu che chở khiến răng bị lung lay. Lấy cao răng sẽ loại bỏ được hoàn toàn những vi khuẩn gây hại cho răng, giúp bảo vệ chân răng.

Phòng ngừa cao răng như thế nào

– Đánh răng thường xuyên 2-3 lần/ngày với kem đánh răng có chứa flo sẽ hạn chế bớt các mảng bám trên bề mặt.

– Hạn chế đồ ngọt, cafe, thuốc lá, thực phẩm, đồ uống có đường khiến răng dễ bị sâu, mảng bám hình thành nhanh hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn hoạt động mạnh, gây ra nhiều bệnh về răng miệng.

– Dùng chỉ nha khoa: đánh răng khó làm sạch được các mảng bám ở giữa các kẻ răng vì thế chỉ nha khoa là thủ pháp đơn giản để loại bỏ mãng bám cứng đầu này.

– Lấy cao răng định kì 6 tháng/lần: nếu vệ sinh răng không đúng cách, những mảng bám còn sót lại tích tụ lâu ngày sẽ cứng lại thành cao răng vì vậy cần đến nha sĩ để được vệ sinh sạch sẽ và đánh bóng.

Sau khi tham khảo hết những thông tin chắc hẳn bạn củng đã nắm được tác dụng của lấy cao răng là gì, hãy nhanh chóng chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện lấy cao răng ngay nào.

Lấy cao răng khi mang thai có được không?



Bà bầu có được lấy cao răng không? Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không? Để giải đáp thắc mắc trên các bà bầu hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.


Có nên lấy cao răng khi đang có thai ?

Khi phục nữ có thai, cơ thể rất nhạy cảm, nội tiết tố trong cơ thể ra tăng rất mạnh, làm cho răng và nướu rất dễ bị nhiễm khuẩn. Các hormone progesterone và estrogen tăng lên làm đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới nướu. Vì vậy, nướu sẽ bị sưng lên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Đối với cơ thể bình thường thì các mảng bám cao răng đều không tốt và nó là tác nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng. Đối với cơ thể phụ nữ mang thai thì cao răng càng phát huy tác hại của nó.

Có nên lấy cao răng khi đang mang thai
Có nên lấy cao răng khi đang mang thai không?

Tác hại của cao răng với răng miệng phụ nữ mang thai

Các mảng bám cao răng hay nói một cách khác là các mảng bám vôi răng tồn tại lâu ngày trên bề mặt răng miệng sẽ là nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng như : sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…Mà đối với phụ nữ mang thai, không những cao răng sẽ gây nên bệnh lý răng miệng như các trường hợp bình thường mà nó còn làm gia tăng nguy cơ sinh non và sinh con bị thiếu cân.

Theo khảo sát của Hiệp Hội Nha Khoa Y Tế Thế Giới, những bà mẹ bị bệnh sâu răng khi sinh con thì trẻ có hệ miễn dịch kém và hệ tiêu hóa làm việc không tốt như các trẻ khác. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì bạn nên đi lấy cao răng càng sớm càng tốt.

>>>Xem thêm: tại sao hay bị chảy máu chân răng

Lấy cao răng tại BV Răng Hàm Mặt Sài Gòn
Lấy cao răng được thực hiện nhanh chóng với công nghệ siêu âm tiên tiến.

Việc lấy cao răng chỉ là một thao tác làm sạch răng đơn giản và thông thường, bác sĩ không cần phải sử dụng thuốc gây tê, gây mê hoặc thuốc giảm đau.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc có nên lấy cao răng khi mang thai không.

Bác sĩ giải thích hiện tượng chảy máu chân răng ở bà bầu


Thưa bác sĩ! Tôi có thai và tôi đang rất lo lắng vì bị chảy máu chân răng. Bác sĩ có thể tư vấn kỹ cho tôi về hiện tượng chảy máu chân răng ở bà bầu được không ạ! Căm ơn bác sĩ!

Theo các chuyên gia răng miệng thì khoảng 90% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng chảy máu răng, sưng nướu răng gây đau đớn, ăn uống gặp không ít khó khăn. Ở những phụ nữ mang thai cơ thể có nhiều thay đổi đặc biệt là hoocmon sinh dục nữ và progestogen tăng nhiều, khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc và tính đàn hồi suy yếu. Nên xảy ra tình trạng ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên gây chảy máu răng. Bệnh thường bắt đầu ở tháng thứ 2 và kéo dài cho đến tận cuối thai kỳ tháng thứ 7, thứ 8. Sau khi sinh thì các triệu chứng này sẽ từ từ kết thúc.

Cộng thêm sở thích ăn vặt, ăn thành nhiều bữa trong ngày mà vệ sinh răng miệng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu răng khi mang thai.
Chảy máu răng khi mang bầu ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chảy máu chân răng trong trường hợp thai phụ không giữ vệ sinh răng miệng tốt, bệnh có thể chuyển biến thành sâu răng và viêm nha chu. Tính cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh triệu chứng chảy máu chân răng trong giai đoạn thai kỳ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi.
Chảy máu chân răng khi mang thai 1

Nhưng theo một số chuyên gia vẫn cho rằng tình trạng thai nhi nhẹ cân, sinh non cùng một số biến chứng khác đều có mối liên hệ với các bệnh về nướu răng.

Bị chảy máu răng khi mang thai phải làm sao ?

– Các mẹ cần phải tuân thủ việc chải răng ít nhất 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

– Chỉ tơ nha khoa giúp bạn lấy sạch thức ăn ở kẽ răng. Nên súc miệng sau khi ăn để làm sạch khoang miệng, hạn chế sự tích tụ của các loại vi khuẩn gây chảy máu chân răng.

– Sử dụng loại bàn chải lông mềm để không gây tổn hại đến răng.

– Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch sát khuẩn dành cho mẹ bầu.

– Ngoài ra, định kỳ 6 tháng nên đến gặp nha sĩ để lấy cao răng nhằm loại bỏ những mảng bám ở chân răng vì đó là những ổ chứa vi trùng.

– Các mẹ cần bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn hàng ngày cũng như bổ sung vitamin C, vitamin A cũng giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng.

Tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng không nên xem thường, tốt nhất bạn nên trực tiếp các địa chỉ nha khoa hoặc bệnh việc để thăm khám và có cách điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân bị chảy máu chân răng là gì?



Tại sao chảy máu chân răng là thắc mắc của nhiều người khi mắc phải tình trạng này. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm, bạn nên hết sức chú ý.

Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu – bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác chẳng hạn như hôi miệng, răng yếu, lung lay. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến rụng răng.



Bệnh thường xuyên chảy máu chân răng hôi miệng

Nếu viêm nha chu là dạng viêm tự nhiên thì các nghiên cứu cũng cho thấy, một số trường hợp nghiêm trọng có liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác. Ví dụ, bệnh nhồi máu cơ tim – bệnh gây tử vong khi các tế bào tim chết do lưu lượng máu bị gián đoạn cho tim; đột quỵ gây ra bởi các mảng bám ngăn chặn máu lưu thông lên não, hậu quả có thể đe dọa mạng sống; xơ vữa động mạch – có thể là tiền thân của cơn đau tim và đột quỵ; rối loạn cương dương – không có khả năng duy trì sự cương cứng trong giao hợp.

Điều quan trọng khác cũng cần lưu ý rằng, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe không liên quan đến răng miệng, chẳng hạn như:

• Bệnh tiểu đường: Căn bệnh về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

• Bệnh bạch cầu: Một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương biểu hiện là thiếu thành phần đông máu. Như vậy, chảy máu lợi có thể chỉ ra sự hiện diện của nó.

• Suy dinh dưỡng: Lợi chảy máu có thể cho biết sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và có thể được sửa chữa bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

• Thiếu vitamin C: Do thiếu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài chảy máu chân răng, người bệnh còn gặp các triệu chứng như ngủ lịm, khó thở và đau xương.

• Thiếu Vitamin K: Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, vì thế quá ít vitamin này có thể dẫn đến chảy máu chân răng bất thường.

>>Xem thêm: cách chữa chảy máu chân răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh chảy máu chân răng

Bằng cách duy trì sức khỏe răng miệng nói chung có thể giảm thiểu tình trạng chảy máu nướu răng: Hàng năm đến nha sỹ kiểm tra răng; đánh răng đúng cách, ít nhất hai lần một ngày; dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn; ngừng hút thuốc lá.

Cách điều trị chảy máu chân răng

Ăn rau sống giúp cải thiện lưu thông các mạch máu ở lợi, giúp làm giảm chảy máu chân răng.

Lấy một túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.

Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.

Một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là súc miệng bằng nước muối. Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày; hãy đảm bảo là nước không quá nóng sẽ gây bỏng lợi nhé.


Dùng chỉ nha khoa bảo vệ răng, lợi

Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu chân răng cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa răng hàm mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ.

Ngoài ra, chế độ ăn tăng cường một số loại thực phẩm cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ chảy máu chân răng: ví dụ, nguồn vitamin C tuyệt vời có trong ổi, cam, chanh, bưởi…; chuối, củ cải rất giàu vitamin K; các loại trái cây và rau quả giàu chất xơ tạo hiệu ứng loại bỏ mảng bám lên răng và bề mặt lợi tương tự như những tác động của bàn chải đánh răng.

Cuối cùng, uống nhiều nước sau bữa ăn có tác dụng tốt cho răng miệng là điều mà nhiều người hay bỏ qua. Nước uống có thể giúp các tàn dư từ thức ăn ít có cơ hội bám vào răng để tạo thành mảng bám. Tuy nhiên, đó là nước trắng, riêng nước ép trái cây và sô-đa có thể không có tác dụng tương tự, vì chúng chứa đường có thể gây tổn hại cho sức khỏe răng miệng.

Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.

Bà bầu bị chảy máu chân răng là dấu hiệu bệnh gì?



Bà bầu bị chảy máu chân răng tuy là tình trạng thường gặp nhưng không vì thế mà các bà bầu chủ quan không quan tâm. Việc khắc phục sớm tình trạng này sẽ giúp mẹ bầu ngừa nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Bị chảy máu chân răng khi chải răng có bình thường không?
Nướu răng bị sưng, đỏ, đau và chảy máu khi bạn chải răng là một dấu hiệu của bệnh viêm lợi khi mang thai. Có tới 50% phụ nữ xuất hiện những triệu chứng này trong thai kỳ. Nguyên nhân viêm là do trong khi mang thai, nồng độ hormon progesteron tăng lên làm cho nướu răng nhạy cảm hơn với các vi khuẩn trong mảng bám, thêm vào đó, lượng máu cung cấp cho vùng miệng của bạn cũng cao hơn.

Bạn cũng có thể mọc lên một ụ lồi nhỏ vô hại trên vùng nướu răng bị chảy máu khi chải răng. Loại u như thế này thường tương đối hiếm gặp và được gọi là khối u của thai kỳ hoặc u hạt sinh mủ - những cái tên rất đáng sợ cho một triệu chứng vô hại và thường không đau. Thực tế, khối u của thai kỳ có thể nổi lên bất cứ nơi nào trên cơ thể khi mang thai, nhưng chúng thường hay xuất hiện nhất trong miệng.

Một khối u của thai kỳ có thể dài tới gần 2cm và thường ở khu vực bị viêm nướu. Thông thường, nó sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé, nhưng nếu không, bạn sẽ cần phải cắt bỏ nó. Nếu những u lồi này khiến bạn khó chịu, gây trở ngại cho việc nhai thức ăn và đánh răng, hoặc bắt đầu chảy máu quá nhiều, bạn có thể cắt bỏ nó trong khi đang mang thai.

>>Xem thêm: cách chữa hôi miệng hiệu quả

bà bàu bị chảy máu chân răng

Bệnh về răng lợi có thể ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai bị bệnh về răng lợi nặng có thể có nguy cơ sinh non và tiền sản giật cao hơn. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu lớn và gần đây hơn, bao gồm cả một nghiên cứu đa trung tâm lớn trong năm 2009 được công bố trên tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology cho thấy không có mối liên hệ giữa bệnh về nướu răng và các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.

Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, việc chăm sóc răng miệng của bạn trong thời gian mang thai đều rất quan trọng. Nếu bạn không điều trị viêm lợi kịp thời, nó có thể trở nên nặng hơn và phát triển thành viêm nha chu (viêm quanh răng) - một dạng nghiêm trọng của bệnh về nướu răng, trong đó sự nhiễm khuẩn lan qua nướu vào trong xương và các mô nâng đỡ khác xung quanh răng.

Phải làm thế nào để tránh các bệnh về răng lợi?

Phòng ngừa là chính. Bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây:

- Đánh răng kỹ nhưng nhẹ nhàng, ít nhất hai lần một ngày (sau mỗi bữa ăn, nếu có thể), sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride.

- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

- Sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng ở phòng khám nha khoa, chẳng hạn như đi lấy cao răng thường xuyên. Nha sĩ có thể loại bỏ các mảng bám và cao răng mà việc đánh răng không thể lấy đi được. Bạn đừng quên cho nha sĩ biết rằng bạn đang mang thai và tuổi thai của em bé. Nếu bạn có vấn đề về răng lợi, bạn sẽ cần đi kiểm tra thường xuyên hơn vì mang thai thường làm cho bệnh trầm trọng hơn.

- Không lảng tránh việc điều trị các bệnh về răng miệng. Trong trường hợp cần thiết điều trị, những thuốc gây tê tại chỗ như Novocain là an toàn trong thai kỳ và có các loại kháng sinh an toàn để lựa chọn trong khi mang thai.

Khi nào nên đi khám nha sĩ?

Ngoài việc chăm sóc răng thường xuyên, đi khám nha khoa ngay nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:
- Đau răng

- Nướu chảy máu thường xuyên và làm bạn đau.

- Các dấu hiệu khác của bệnh nướu răng, như nướu sưng, đau; sụt nướu; hơi thở hôi liên tục; hoặc lung lay răng.

- Xuất hiện u nhỏ trong miệng bạn, ngay cả khi chúng không gây đau hay triệu chứng nào khác.

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu, hy vọng sẽ cung cấp cho các bà bầu những thông tin hữu ích.

Lấy cao răng có sao không?

CÂU HỎI:

Chào bác sĩ! Tôi muốn thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám ố vàng ở chân răng nhưng không biết lấy cao răng có ảnh hưởng không? Vì tôi nghe nói cạo vôi răng sẽ làm hư men răng. Rất mong được bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn! (Viết Hải, Phú Yên)

TRẢ LỜI:
Chào Viết Hải, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Với thắc mắc lấy cao răng có ảnh hưởng gì không của bạn, trước tiên chúng tôi xin khẳng định hiện nay kỹ thuật này sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì cho bạn nhé. Dưới đây là những thông tin chúng tôi cung cấp thêm nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa do hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt, là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn và chúng sẵn sàng gây bệnh răng miệng. Lấy cao răng giúp bạn loại bỏ được các mảng vôi ố vàng gây mất thẩm mỹ, bên cạnh đó còn ngăn ngừa được sự phát triển của các loại vi khuẩn ghê ra các bệnh răng miệng. Vậy lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?
Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không 1
Cao răng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng 

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?

Dù việc lấy cao răng định kỳ là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cũng như thẩm mỹ của hàm răng, tuy nhiên mọi người vẫn chưa thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ vì tâm lý e ngại không biết lấy cao răng có ảnh hưởng gì không khi nó gây ra những tác động trực tiếp đến hàm răng của bạn.
Tuy nhiên với công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại được ứng dụng hiện nay thì bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi thực hiện làm sạch răng. Trên thực tế, nguyên tắc hoạt động của máy lấy cao răng là tạo ra sự dao động rung nhẹ để tách dần những mảng cao răng bong ra khỏi răng. Như vậy, động tác lấy cao răng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng nên không làm suy yếu răng hay mòn men răng. Vì vậy, bạn có thể đến trung tâm nha khoa thực hiện lấy cao răng để sở hữu hàm răng sạch, sáng bóng mà không phải lo lắng về vấn đề lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?
Cũng cần lưu ý nếu thực hiện lấy cao răng quá nhiều lần có thể khiến răng bị mất độ bóng hay vỡ men răng. Để tránh tình trạng này, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo là tốt nhất nên lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ để có được kết quả cao nhất.
Trên thực tế vẫn có những trường hợp sau khi lấy cao răng người bệnh gặp phải các tình trạng xấu như chảy máu, đau nhức, ê buốt khi ăn uống… đó là do họ tiến hành lấy cao răng ở những nơi kém chất lượng, không được sử dụng các loại máy móc hiện đại và tay nghề bác sĩ kém. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình những địa chỉ uy tín khi có ý định thực hiện làm sạch răng để không cần lo lắng lấy cao răng có ảnh hưởng gì không.

Lấy cao răng cam kết an toàn không ảnh hưởng sức khoẻ tại Nha khoa KIM

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một trung tâm nha khoa an toàn và uy tín, nha khoa KIM sẽ là trung tâm nha khoa giúp bạn đảm bảo có được kết quả cao sau khi thực hiện. Với tay nghề các bác sĩ cao, giàu kinh nghiệm cùng công nghệ lấy cao răng bằng sóng siêu âm tiên tiến, quá trình lấy cao răng sẽ diễn ra nhanh chóng mà không hề gây đau, không ê buốt và nhất là không ảnh hưởng đến men răng. Bạn sẽ hoàn toàn không còn nỗi lo lắng lấy cao răng có ảnh hưởng gì không mà chỉ cần thoải mái tận hưởng một kết quả như mong đợi với hàm răng sạch sẽ, sáng bóng một cách an toàn.

Với những ưu thế vượt trội của mình, Nha khoa KIM sẽ giúp bạn loại bỏ tâm lý e ngại lấy cao răng có ảnh hưởng gì không? Hy vọng đã giúp được nhiều khách hàng cảm thấy an tâm và duy trì tốt chế độ cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Lấy cao răng có làm răng yếu đi không?



Mặc dù hiểu được tầm quan trọng của việc lấy cao răng nhưng nhiều người vẫn lo lắng lấy cao răng có ảnh hưởng gì không ,vì một số người truyền tai nhau rằng lấy cao răng sẽ ảnh hưởng đến men răng làm răng yếu đi. Sự thật có đúng như vậy không?


lấy cao răng có ảnh hưởng gì


Cao răng thực chất là gì?

Cao răng là kết quả của mảng bám lâu ngày không được làm sạch do vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt. Trong thành phần của cao răng cặn mềm của thức ăn, carbonat, phophate và vi khuẩn,… Đây cũng có thể là nơi lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu và nước bọt. Môi trường này đặc biệt thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi trong miệng nhanh hơn, gây ra các bệnh về răng miệng như viêm nướu, nha chu, niêm mạc miệng, làm dài chân răng, hôi miệng, chảy máu chân răng,… Bởi vậy, có thể khẳng định, lấy cao răng là việc làm rất cần thiết. Nó nên là việc được thực hiện định kỳ trong chế độ chăm sóc răng miệng của mỗi người khoảng từ 3-6 tháng và không có hại gì cho bệnh nhân.

>>Xem thêm: thuốc chữa chảy máu chân răng

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?

Câu trả lời là không vì kỹ thuật lấy cao răng thực chất chỉ là tẩy đi lớp cặn cao răng cứng bám trên răng mà không gây xâm lấn cho răng. Kỹ thuật lấy cao răng hiện đại còn có thể thao tác nhanh chóng hơn, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn không chỉ về mặt cảm giác mà còn với bản thân chiếc răng bị cao bám.

Có thể bạn đang thắc mắc là lấy cao răng có ảnh hưởng gì không sau 3 tháng một lần? Khoảng cách thời gian như thế này chưa phải là quá sớm nếu cao răng bám trở lại nhanh hơn bình thường thì đương nhiên phải loại bỏ. Hãy theo dõi xem sau 3 tháng, mảng cao bám có nhiều quá không, nếu quá ít thì có thể lùi lại thời điểm gặp nha sỹ.

Nên lấy cao răng định kỳ như nào?

Ai cũng phải ăn uống hàng ngày, nên việc bị mảng bám dẫn đến cao răng là dễ hiểu. Chỉ khác nhau về cấp độ cao răng nhiều hay ít, bị cao răng bám lại nhanh hay chậm. Do đó, lấy cao răng khi phát hiện thấy có mang bám là tốt nhất. Việc bạn lấy 3 tháng/1 lần có thể là quá sớm với một số người, nhưng với bạn lại cần thiết. Vì sau 3 tháng bạn phải khám sức khỏe răng miệng sớm để phát hiện các bệnh liên quan, lúc này nếu đã xuất hiện cao răng thì đã có thể lấy được. Trường hợp nếu bạn muốn lấy cao răng mà cao lại chưa kịp bám thì cũng không thể. Định kỳ lấy cao răng thông thường cũng đã từ khoảng 4 – 6 tháng với đa số các trường hợp, gần tương đương với khoảng cách lấy cao răng của bạn.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề lấy cao răng có ảnh hưởng gì không, nếu có thắc mắc cần giải đáp bạn hãy đến phòng khám uy tín để được bác sĩ tư vấn.

Cách lấy vôi răng hiệu quả cho bạn


Lay voi rang định kỳ tại phòng khám luôn được các bác sĩ khuyến khích thực hiện, bởi những lợi ích mang lại là rất nhiều. Sau đây là một số lời khuyên của chuyên gia về vấn đề lấy vôi răng cho bạn.


lấy vôi răng thế nào là tốt?

Khi ăn xong nếu không chải răng ngay, thì khoảng 15 phút sau có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng gọi là màng bám. Nếu màng bám không được làm sạch, các vi khuẩn bám vào màng này và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Lúc này, các mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng tiếp tục bám vào mảng bám hình thành nên những mảng cứng bám xung quanh cổ răng gọi là vôi răng.

Vôi răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng nâu, thường đóng xung quanh cổ răng. Thành phần của vôi răng gồm carbonat canxi và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra, còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu, nước bọt. Vôi răng có thể gây viêm nướu,viêm nha chu và có mùi hôi...

>>Xem thêm: lấy cao răng ở đâu tốt

Vôi răng gây ra một số bệnh về răng miệng như:

- Vi khuẩn trong vôi răng gây viêm nướu. Phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho răng tụt nướu, thân răng ngày càng dài. Vì vậy, người có vôi răng có thể có cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn uống. Chân răng bị lộ vì không có nướu che chở và răng bị lung lay, quá trình tiêu xương cũng diễn ra nhanh hơn.
- Vôi răng có thể gây nên các bệnh viêm nướu, viêm nha chu với các biểu hiện như: đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng.
- Vi khuẩn trong mảng vôi răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.

Do những ảnh hưởng nêu trên, vôi răng cần phải được cạo sạch và tốt nhất nên cạo định kỳ 4 - 6 tháng/lần. Có thể cạo vôi răng bằng dụng cụ cầm tay hay bằng máy siêu âm. Cạo vôi răng bằng máy siêu âm sẽ ít đau, ít chảy máu và sạch hơn. Sau khi cạo vôi răng, có thể có cảm giác ê, đau, nhiều hay ít tùy vào cơ địa hay mức chịu đau của mỗi người. Cảm giác ê buốt khi ăn uống nhất là uống nước nóng quá hay lạnh quá có thể kéo dài sau vài ngày rồi hết.
Khởi phát của vôi răng là màng bám sau khi ăn không được chải rửa sạch. Vì vậy, để ngăn ngừa vôi
răng, phải kiểm soát được màng bám, giữ răng luôn sạch sẽ.

Sau đây là một số lời khuyên để giữ cho hàm răng chắc khỏe:

- Luôn chải răng sạch sau khi ăn.
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẻ răng.
- Ngậm nước súc miệng có bán sẵn hoặc nước muối pha loãng.
- Kiểm tra răng miệng định kỳ 3 tháng/lần để giải quyết những vấn đề vệ sinh mà bản thân cá nhân không thể tự làm sạch được như: làm sạch ở kẽ răng, ở mặt xa các răng hàm, ở những vùng răng giả. 
-Không nên đợi có vôi răng mới đi lấy, vì khi vôi răng hình thành thì nó đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về cách lấy vôi răng hiệu quả, chúc bạn sớm sở hữu hàm răng trắng sáng.

Được tạo bởi Blogger.