Quá trình mọc răng sữa: Thực ra răng sữa của bé bắt đầu quá trình mọc từ khi vừa chào đời. Chỉ có điều trung bình phải đợi đến tháng thứ 8 thì bé mới chịu mọc cái răng cửa đầu tiên ở hàm dưới và tiếp theo là răng cửa ở hàm trên cho đến hết. Các mẹ theo dõi quá trình mọc răng sữa của bé theo sơ đồ dưới này nè:
Quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ: Răng sữa mọc 20 cái trên cung hàm sẽ ở đó trong khoảng 4 năm. Khi các bé được 6 tuổi, răng sữa sẽ thay cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, mốc 6 tuổi chỉ là mốc chung nhất, có bé sẽ mọc sớm hơn, từ lúc 4 tuổi và có những bé sẽ mọc muộn hơn, khoảng 7-8 tuổi.
Đây là quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ, các mẹ nắm kỹ nha:
Trong quá trìn mọc răng vĩnh viễn của bé, nếu mẹ không chăm sóc kỹ từ những cái răng đầu tiên, rất có thể bé sẽ bị mọc răng lệch. Chẳng hạn răng lung lay mẹ không cho đi nhổ sớm để răng mọc lên, không có chỗ phải mọc lệch đi. Tuy nhiên răng mọc lệch còn có nhiều nguyên nhân khác:
+ Di truyền: Gia đình, bố mẹ có di truyền răng hô, răng móm, xương hàm kém phát triển hoặc phát triển quá mức cũng có thể di truyền lại cho con. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-chinh-ham-mom-bao-nhieu-tien/
Răng con hô, lệch vì khi thay răng sữa mẹ không kịp làm việc này, hối đã muộn!!! |
+ Mất răng sữa quá sớm: Cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên, răng sữa ở đó với vai trò rất to lớn là giữ ổn định cấu trúc cung hàm. Nếu răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn chưa kịp mọc nó có thể xảy ra nhiều trường hợp như răng mọc lệch, răng mọc kẹt, răng chen chúc,..v.v.
+ Thói quen xấu của bé: Nếu trong giai đoạn bé mọc răng, mẹ không tác động làm thay đổi những thói quen như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,… thì răng bé sẽ rất dễ bị mọc lệch, chen chúc, hô, thưa hoặc móm.
Lịch trình trên chỉ có giá trị tương đối vì có sự khác nhau rất lớn giữa các trẻ khác nhau, do đó các bậc cha mẹ không nên lo lắng khi bé có mọc răng sớm hay muộn hơn với các bạn. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-duoi-lay-lai-nu-cuoi/
Các dấu hiệu xuất hiện trong quá trình mọc răng sữa:
- Tai nạn té ngã làm ảnh hưởng đến cung hàm
- Có bất thường ở khớp thái dương hàm
- Gương mặt bất cân xứng
- Không có hoặc thiếu khoảng hở giữa hàm răng sữa
- Hàm trên và hàm dưới xô lệch
- Nhổ răng sữa quá sớm hoặc răng sữa bị sâu, vỡ lớn mà không điều trị phục hồi
- Răng sữa rụng quá lâu
- Bé nhai một bên vì bên kia bị đau
- Khi nhai bé bị cắn vào má hoặc lưỡi
- Nghiến răng quá chặt
- Tủy răng sữa bị hoại hở mà không được điều trị kịp thời
- Xương hàm đưa ra phía trước hoặc phía sau quá xa.
Các dấu hiệu xuất hiện trong quá trình mọc răng vĩnh viễn:
- Hàm trên và hàm dưới không ăn khớp với nhau hoặc có ăn khớp nhưng bất thường khiến bé ăn uống khó khăn
- Răng vĩnh viễn mới mọc nhưng đã quá lớn so với khuôn mặt
- Răng vĩnh viễn mới mọc đã chen chúc hoặc quá thưa
- Răng vĩnh viễn mới mọc đã có dấu hiệu bị hô, chìa, xoay hoặc kẹt.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét