Có thể cấy implant và không thể cấy implant trong trường hợp nào?

Cấy Implant là phương pháp phục hình răng bị mất bằng cách sử dụng một trụ Implant nhân tạo thay thế cho chân răng thật. Mão răng sứ sẽ được phục hình trên chính chân răng Implant nhân tạo, để thực hiện chức năng thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai thay răng thật.


Phục hình răng bị mất bằng cấy ghép Implant được chỉ định tốt trong trường hợp bệnh nhân mất một răng, mất nhiều răng, mất nguyên hàm răng.  Implant là phục hình răng toàn diện nhất hiện nay. Nhưng, không phải trường hợp nào cũng cấy Implant. Vậy khi nào được chỉ định và khi nào chống chỉ định cấy Implant.Trong trường hợp:
>>> Xem thêm:http://cayrangimplant.com/cay-ghep-rang-implant-co-dau-khong/
- Muốn phục hình mang tính toàn diện tự nhiên như răng thật, không cần tháo lắp để vệ sinh hằng ngày.

- Người bệnh không muốn mài răng thật để làm cầu răng.

- Răng thật không đạt yêu cầu để làm trụ cho mão răng.

- Bệnh nhân muốn hồi phục và bảo tồn xương hàm.
>>> Xem thêm:http://cayrangimplant.com/thoi-gian-lam-rang-implant-mat-bao-lau/
Chống chỉ định cấy Implant

So với với phương pháp cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp, cấy răng Implant mang tính thẩm mỹ, hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định cấy Implant. Dưới đây là những trường hợp không được cấy Implant hoặc phải tạm hoãn cấy Implant.

- Bệnh nhân dưới 18 tuổi

Bệnh nhân dưới 18 tuổi, xương hàm đang ở trong giai đoạn phát triển. Nếu có cấy Implant chỉ có thể cấy răng cửa. Đối với trường hợp những răng khác, tốt nhất nên tạm hoãn, chờ xương hàm phát triển ổn định mới cấy Implant.

- Phụ nữ đang mang thai

Trong quá trình cấy ghép Implant bắt buộc phải chụp CT, sử dụng thuốc gây tê và thuốc giảm đau. Những điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, cấy ghép Implant được chống chỉ định tạm thời trong thời gian phụ nữ đang mang thai.

- Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính

Bệnh nhân mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp…, không đủ sức khỏe để cấy Implant cũng bị chống chỉ định cấy Implant. Tuy nhiên, đây chỉ là chống chỉ định tạm thời. Những trường hợp này vẫn có thể cấy Implant nếu như điều trị ổn định các bệnh toàn thân.

Bên cạnh đó, quy trình cấy ghép Implant tại Nha Khoa  là quy trình khép kín, đảm bảo an toàn tuyệt đối nên bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm.

- Bệnh nhân bị dị dạng xương hàm

Trường hợp bệnh nhân bị dị dạng xương hàm nghiêm trọng, không thể phục hồi được, không thể cấy ghép Implant, nên không thể phục hình bằng cấy ghép Implant.

- Bệnh nhân bị bệnh nha chu

Bệnh nhân bị các bệnh răng miệng như bệnh viêm nướu,viêm nha chu thì cần phải được điều trị triệt để trước khi tiến hành cấy Implant.

- Xương hàm bị tiêu xương

Hiện tượng tiêu xương hàm xuất hiện khi bệnh nhân bị mất răng lâu mà không được phục hình ngay. Xương hàm bị tiêu, không đủ độ cứng không thể cấy Implant. Tuy nhiên không cần phải lo lắng, tại Nha Khoa trường hợp tiêu xương vẫn có thể được chỉ định cấy Implant, bằng phương pháp cấy ghép xương, nhằm tăng bề dày của xương hàm.

Để biết chính xác, có được chỉ định trồng răng Implant thì bệnh nhân cần được khám và chụp CT tổng quát. Vì vậy, nếu gặp vấn đề mất răng, trước tiên bệnh nhân cần đến trung tâm nha khoa chuyên về Implant để được kiểm tra và khám tổng quát.

Trên đây là một số thông tin hi vọng các bạn có thể nắm bắt được. Nếu có bất cứ thắc mắc nào đừng quên liên hệ với chúng tôi.

Nguồn:http://cayrangimplant.com/lam-rang-gia-bao-nhieu-tien/

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.