Sâu răng thường diễn biến âm thầm và khó phát hiện, đến khi bệnh trở nặng gây đau nhức sẽ dẫn đến tình trạng răng sâu bị ê buốt khi bé tiếp xúc với các loại thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt…từ đó ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ bị sụt kí.
Cách nhổ răng sữa em bé
Trẻ em là độ tuổi dễ bị sâu răng nhất bởi các em còn chứa có ý thức cao trong việc vệ sinh răng miệng. Ngoài triệu chứng đau nhức ảnh hưởng của sâu răng còn gây ra tình trạng viêm nha chu, cứng lợi khiến trẻ đau, quấy khóc, có thể sốt nhẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất của trẻ. Nếu răng không được điều trị kịp thời, lỗ sâu sẽ tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn, khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương.
Có thể thấy ảnh hưởng của sâu răng đối với trẻ là không nhỏ như tính thẩm mỹ, tâm lý, sức khỏe,…
Chữa sâu răng cho trẻ em ở đâu
Sâu răng nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng mất răng, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Một số phụ huynh khi trẻ bị sâu răng thường tiến hành chữa sâu răng cho trẻ tại nhà bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên khó có thể chữa dứt điểm, lâu lành, tình trạng sâu tái đi tái lại càng khiến cho trẻ thêm nhiều khó chịu. Để chữa sâu răng cho trẻ em hiệu quả nhanh chóng thì tốt hơn hết bạn nên đưa trẻ đến địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng điều trị sớm. Tùy vào tình trạng và mức độ ảnh hưởng của sâu răng mà bác sĩ sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
– Đối với các răng mới sâu, chưa có lỗ: bác sĩ chỉ định dùng thuốc, là dung dịch có tính sát khuẩn, để chấm vào lỗ sâu. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng hàm bên trong vì dễ gây đổi màu men răng. Hay tái khoáng phần sâu bằng dung dịch hỗn hợp gồm acium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu, cách thực hiện khá đơn giản, không đau và rất an toàn.
– Đối với các lỗ sâu rộng hơn thì bác sĩ sẽ tiến hạnh nạo bỏ phần răng bị sâu nhằm ngăn chặn sư phát triển của răng sâu kết hợp hàn trám nhằm bảo vệ thân răng khôi phục tính thẩm mỹ, thực hiện chức năng ăn nhai như răng thật.
– Với những trường hợp ảnh hưởng của răng sâu đã phá vỡ toàn bộ cấu trúc của răng, tổn thương tủy và không thể điều trị phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.
Sâu răng là bệnh lý dễ tái phát nên việc điều trị dứt điểm là cần thiết. Nhưng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, phụ huynh cần giúp trẻ phòng bệnh thường xuyên nhắc nhở và giúp đỡ trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế không cho trẻ ăn các loại thức ăn có nhiều chất axit, chất dường, thức uống có ga, tăng cường ăn các loại loại thực phẩm giàu canxi, rau củ…
Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách bằng bàn chải mềm với kem đánh răng giàu florine và sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn để giúp bảo vệ răng tốt hơn. Cho trẻ đến khám nha khoa định kì để lấy vôi răng và phát hiện kịp thời các bệnh lý để điều trị kịp thời.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét