Câu hỏi:
Thưa bác sỹ. Cháu muốn đi nhổ răng nhưng vẫn sợ đau ạ. Bác sỹ tư vấn giúp nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh không, có đau lắm không ạ? Vừa rồi do tai nạn va đập mạnh mà cháu bị vỡ mất hai chiếc răng, một răng hàm trên và một răng hàm dưới. Bây giờ cả hai răng chỉ còn chân răng thôi ạ nên ăn uống không tốt mà thi thoảng lại rất đau nhức ạ. (Hoàng Xuân – Bắc Giang).
Trả lời :
Chào bạn Hoàng Xuân !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Nhổ răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và thần kinh không?” của bạn,
Không phải tất cả các trường hợp răng bị tổn thương đều được chỉ định nhổ bỏ, có một số tình huống sau đây bạn cần phải nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng:
- Sâu răng mức độ nặng, gây viêm tủy và vùng nướu xung quanh hoặc răng bị vỡ gần hết không thể phục hồi
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, thức ăn và vi khuẩn dễ tạo mảng bám gây sâu răng, viêm nướu…
- Trường hợp bị tai nạn, răng bị lung lay hay vỡ, mẻ mức độ lớn mà không thể trám răng hay áp dụng các phương pháp chỉnh nha khác.
- Khi cần nhổ bỏ bớt răng nhằm tạo khoảng trống để thực hiện các chỉnh hình nha khoa khác.
Nhổ răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và thần kinh không?
Nhổ răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và thần kinh không?
Nếu sức khỏe của bệnh nhân bình thường, không bị mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp…thì nhổ răng hàmdiễn ra hoàn toàn bình thường, không gây nên các biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân gặp các vấn đề tim mạch thì việc nhổ răng rất hạn chế, nếu có tiến hành nhổ thì cũng cần thăm khám kỹ lưỡng và cần dùng đến loại thuốc tê đặc biệt không có adrenaline hay epinephrine để không gây kích thích tim.
Nhổ một răng là lấy răng đó ra khỏi xương hàm, nhổ răng tốt là không để sót chân răng và hạn chế các biến chứng như đau nhức hay chảy máu kéo dài. Nhổ răng nếu đảm bảo đúng kỹ thuật thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi. Trường hợp của bạn nếu như răng hàm vẫn còn sót chân răng sau tai nạn thì nha sỹ sẽ kiểm tra tổng quan sức khỏe và tiến hành nhổ bỏ khá đơn giản.
Cảm giác nhổ răng bị đau tùy theo từng bệnh nhân, tùy theo răng nhổ khó hay dễ. Thông thường, trước khi nhổ răng, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ nên bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ sau khi nhổ. Trường hợp răng nhổ khó, thời gian nhổ lâu và dụng cụ nhổ răng làm chấn thương các mô xung quanh nhiều, lúc đó bệnh nhân cần phải dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ và nếu có sưng và phù nề phải dùng thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm do bác sỹ chỉ định.
Sau khi nhổ rất ít khi chảy máu kéo dài và chậm đông máu, ở bệnh nhân bình thường thời gian chảy máu từ 3 phút đến 6 phút, còn thời gian đông máu từ 9-12 phút. Bạn nên cắn chặt bông gòn ít nhất 30 phút sau khi nhổ răng để cầm máu.
Nhổ răng chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp như: Nhổ bớt răng để thực hiện các chỉnh hình nha khoa; sâu răng nặng khiến viêm tủy và nướu; răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây tác động xấu đến các răng bên cạnh; răng vỡ không thể phục hồi được gây mất thẩm mỹ, khó khăn ăn nhai; bị tai nạn làm răng lung lay, mẻ vỡ không thể áp dụng các phương pháp chỉnh nha khác…
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét