Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Mất răng gây biến dạng khuôn mặt

Thêm vào đó, mất răng sẽ khiến cho khuôn mặt của bạn trông già hơn, mất răng thực sự có thể hình thành các nếp nhăn sớm. Tại sao ư?



Trừ khi bạn là trẻ con đang học tiểu học, thì việc mất răng sẽ là chuyện hoàn toàn bình thường, và thậm chí còn trông rất dễ thương. Tuy nhiên trong thực tế, nếu bạn đã là người trưởng thành, thì việc mất răng không hề trông hấp dẫn một chút nào.



Răng của bạn được “sắp đặt” một cách chặt chẽ với hàm, hỗ trợ xương hàm và định hình cấu trúc khuôn mặt. Những khoảng trống hình thành sau khi mất răng sẽ gây chảy xệ, cấu trúc răng thay đổi và có thể khiến cho xương hàm của bạn bị ăn mòn. Nha Khoa quốc tế sẽ nêu bật những lí do tại sao bạn nên chăm sóc răng tự nhiên của bạn.


Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người mất răng và không đeo răng giả chưa. Chắc chắn không hấp dẫn chút nào. Miệng của họ sẽ chảy xệ theo thời gian, và bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều nếp nhăn xuất hiện đặc biệt là xung quanh miệng. Thay thế bằng chiếc răng giả kém chất lượng khác càng khiến cho tình hình tồi tệ hơn. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân lựa chọn việc thay thế một chiếc răng giả kém chất lượng thay thế tạm thời chứ không muốn sửa chữa, cải thiện tình hình răng của họ và kết quả… Họ thường phải quay trở lại nha khoa để bác sĩ thực hiện phương án khác đắt tiền hơn vì phải sửa chữa hậu quả trước đó.


Khi răng bị mất, sẽ xuất hiện những khoảng trống. Xương hàm sẽ rất dễ bị tổn hại, các răng xung quanh sẽ di chuyển vào không gian đó. Dẫn tới sai lệch khớp cắn ảnh hưởng tới thái dương và bạn sẽ thường xuyên bị đau đầu


Xương hàm của bạn cần Răng


Khi bạn nhai, bạn sẽ kích thích xương hàm (xương ổ răng). Khi một chiếc răng đã biến mất sự kích thích tự nhiên sẽ yếu dần. Các xương ổ răng bị phá vỡ và được tái hấp thu vào cơ thể vì cơ thể không còn nhu cầu cần xương hàm trong khu vực đó nữa. Chính vì thế Quai hàm của bạn có thể biến mất nếu không có răng.


Mất răng gây ra những nhược điểm khác như:
Xê dịch những chiếc răng còn lại vào vị trí răng đã mất. Có thể gây ra tình trạng mất các răng khác
Một phần trên khuôn mặt bị chảy xệ
Khuôn mặt trở nên méo mó,
Miệng bị móm
Vấn đề về phát âm, nói ngọng
Rối loạn khớp cắn, gây đau đầu và đau mặt
Xoang lớn hơn
Xương hàm suy giảm chủ yếu do mất răng và nhổ răng
Nó còn có thể liên quan đến chứng mất trí nhớ!

Trong vòng 18 tháng khi mất răng, bệnh nhân sẽ bị tình trạng tiêu xương không thể khôi phục được.

Mất răng không còn là điều đáng buồn cười nữa. Nó là một vấn đề cần phải quan tâm. Nếu để lâu dài tình trạng trên nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, mà còn ảnh hưởng tới túi tiền của bạn.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ khe hở môi

Khe hở môi – Vòm miệng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, vì thế các bệnh phụ huynh cần có phuông pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học cho trẻ, tạo điều kiện tốt để hỗ trợ phẫu thuật điều chỉnh sau này cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất.



Khe hở môi - vòm miệng là dị tật hàm mặt bẩm sinh đang ngày càng phổ biến, biểu hiện dễ thấy bởi sự tách rời, không liên tục của môi và vòm miệng.

Khe hở môi – vòm miệng

He hở môi – vòm miệng dễ gây ra các bệnh về răng miệng


Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng rất dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi và bị lệch lạc về răng, mất răng, mất đi tính thẩm mỹ của cảm hàm Các răng rất có thể sẽ bị thiếu hoặc thừa hoặc thân và chân răng có hình dạng bất thường. Các răng mọc tại vị trí vùng khe hở thường mọc ở vị trí bất thường, lệch so với cung hàm chuẩn. Rối loạn về cung hàm sẽ làm chon các bệnh lý ngày càng diễn ra trầm trọng hơn.

Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng thường có nguy cơ sâu răng cao so với bình thường, Vì thế trẻ cần có phương pháp chăm sóc răng khoa học để có thể đảm bảo trẻ luôn có hàm răng khỏe mạnh nhất. Vệ sinh răng miệng đều đặn, tối thiểu ngày 2 lần bằng bàn chải chuyên dụng, đặc biệt nhấn mạnh vào các răng quanh vùng khe hở. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sát xao để kịp thời phát hiện những bất thường có thể xảy ra tại các vùng khe hở. Nên cho trẻ đến khám định kỳ tại các trung tâm nha khoa để được các bác sĩ theo dõi thường xuyên, ngay từ khi bé được 1 tuổi, sớm phát hiện và có cách điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

Trám bít hố răng cho tất cả các răng và bôi verni fluor định kỳ là việc nhất định phải làm ở phòng khám nha khoa cho tất cả trẻ em có khe hở môi – vòm miệng.

Đồng thời với việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, các bậc cha mẹ còn được tư vấn cách chăm sóc trẻ hàng ngày như việc cho trẻ ăn và các biện pháp dự phòng nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm đường hôi hấp trên.

Chăm sóc răng giai đoạn điều trị

Trong độ tuổi từ 6 - 15 tuổi, đặc biệt là ở những trẻ bị khe hở môi - vòm miệng, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ca phẫu thuật vá môi làm cho xương hàm kém phát triển, các răng mọc lệch lạc và chen chúc. Trẻ cần đến sự can thiệp của của các khí cụ chỉnh nha, để nong rộng cung hàm, giúp cho các răng thẳng đều.


Vào độ tuổi 7 -9 tuổi khi những chiếc răng nanh vĩnh viễn đã mọc đầy đủ, phần xương cho những răng mọc thiếu sẽ được sửa chữa bằng phẫu thuật ghép xương ổ răng. Đến độ tuổi 8 – 12 tuổi, trẻ có thể áp dụng điều trị chỉnh nha với mắc cài giúp đưa các răng về đúng vị trí, đều đặn trên cung hàm. Để có đảm bảo đuộc một quy trình điều trị đều đặn cho hiệu quả cao như vậy thì yêu cầu đặt ra đó là phải có một hàm răng thật sự khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình điều trị. Cha mẹ cần theo sát quá trình vệ sinh răng miệng cũng như những hoạt động của trẻ, để có giải pháp kịp thời cho những tình huống xấu có thể xảy ra.

Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng cần có phương pháp chăm sóc đặc biệt


Đối với giai đoạn nhạy cảm này thì việc ghép xương vào các khe hở cũng cần đặc biệt chú ý. Ghép sớm hay muộn đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Vì thế bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, để có được những chuyên khoa giỏi và đặc biệt có thể chọn ra thời điểm điều trị phụ hợp nhất cho trẻ.

Duy trì chăm sóc răng miệng

Sau quá trình phẫu thuật và điều trị, những răng bị mất hay thiếu thẩm mỹ có thể được bác sĩ chỉ định phục hình bằng răng giả, cầu răng hay cắm implant. Bác sĩ có thể đưa ra cho bạn những phương pháp thích hợp để tạo thuận lợi nhất cho bạn trong việc phát âm. Việc chăm sóc răng miệng cũng cần được duy trì đúng cách, để đảm bảo duy trì được tốt chức năng ăn nhai, cũng như thẩm mỹ của cả hàm răng. Nên thực hiện thăm khám định kỳ từ 3 -6 tháng một lần để có thể kịp thời khắc phục những biến chứng có thể xảy ra.

Điều cần tránh khi đánh răng

Việc chải răng vệ sinh hàng ngày không phải cứ lấy kem đánh răng vào bàn chải và đưa lên miệng chải răng là xong mà nó còn yêu cầu nhiều kỹ thuật nhằm có được hàm răng sạch. Việc vệ sinh răng miệng chưa đúng sẽ gây nên những hậu quả khó lường cho sức khỏe răng miệng. Sau đây là một vài điều cần tránh khi đánh răng để đảm bảo răng miệng chắc khỏe.


>>Trẻ bị móm bẩm sinh


Những điều cần tránh khi đánh răng

♦ Đánh răng không đúng số lần trong ngày



Vệ sinh răng miệng là công việc thường xuyên và đều đặn cảu tất cả chúng ta. Công việc này được thực hiện lặp đi lặp lại hằng ngày và mọi người không quan tâm nhiều đến kỹ thuật cũng như số lần thực hiện. Nhiều người thì chỉ cần làm sạch là xong nhưng cũng nhiều đối tượng lại thực hiện dựa trên số lượng mà không quan tâm xem nó đã thực sự sạch.

Việc chải răng quá nhiều lần hoặc quá ít lần trong ngày đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài.

Nếu một ngày bạn chải răng quá 3 lần sẽ làm cho răng bị . mòn men, tụt nướu,… gây ra những biến chứng khó chịu như : răng bị đau ê buốt do men răng bị mòn và làm cho các va chạm có thể kích thích dây thần kinh.

Còn nếu chỉ chải răng có 1 lần trong ngày hoặc không thường xuyên chải răng đều đặn thì hàng triệu vi khuẩn có thể hình thành và tấn công vào cấu trúc răng gây nên các bệnh răng miệng.

♦ Chải răng sai kỹ thuật

Phần lớn chúng ta đều chải răng sai kỹ thuật cơ bản. Thay vì theo như chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa nên chải răng với 1 góc 45 độ để có thể làm sạch hơn thì chúng ta thường đặt bàn chải và chải răng ở 1 góc 90 độ.

Cách thực hiện này không chuẩn và sẽ không thể loại bo được các mảng dính thức ăn trong các kẽ răng.

♦ Chải răng theo đường thẳng

Chải răng theo đường thẳng sẽ khiến cho men răng dễ bị mòn vì thế bác sĩ nha khoa khuyến cáo chúng ta nên chải răng theo vòng tròn xoắn ốc.


♦ Chải răng quá mạnh

Chải răng quá mạnh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mòn men răng và làm tụt nướu, gây nên những kích ứng cho nướu và nướu dễ bị sướt.

♦ Sử dụng bàn chải không phù hợp

Bàn chải có long quá cứng và sơ sẽ làm hại răng và hiệu quả đạt được sau cùng cũng không tốt.

♦ Sử dụng chỉ nha khoa sai cách

Bạn không nên đánh răng xong rồi mới dùng chỉ nha khoa mà nên sử dụng chỉ nha khoa trước khi đánh răng để fluor có trong kem đánh răng có thể bám dính vào kẽ răng mà không bị chỉ nha khoa làm sạch.

Trồng răng implant bao lâu thì bình phục?

Chào bác sĩ !.
Em bị mất 1 răng hàm và đang định trồng lại răng sứ. Mà em đang băn khoăn việc trồng răng implant không biết có thể hoàn tất trong khoảng thời gian bao lâu. Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em, liệu trồng răng implant bao lâu thì bình phục ? Chân thành cảm ơn bác sĩ !



Trả lời

Xin chào !. Rất cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc về bộ phận tư vấn của trung tâm nha khoa chúng tôi. Vấn đề bạn đang băn khoăn ” trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?” sẽ được chính chuyên gian implant của nha khoa chúng tôi trả lời như sau :
Trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?

Trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thời gian chênh lệch giữa các case không nhiều.

Yếu tố quan trọng là chi phối trồng răng implant mất bao lâu là tình trạng răng miệng và xương hàm của bệnh nhân. Để đặt trụ implant vào xương hàm một cách thuận lợi thì cần có đủ các yếu tố như nền xương hàm khỏe, nướu khỏe mạnh, sức khỏe toàn thân tốt và không viêm nhiễm hoặc không mắc các bệnh răng miệng khác. Với những trường hợp mật độ xương hàm tốt thì thời gian trồng răng implant sẽ nhanh hơn những case tiêu xương, tụt lợi…Để biết thời gian trồng răng implant mất bao lâu với trường hợp của từng bệnh nhân Bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim x-quang CT để kiểm tra và nhận định sơ bộ. 

Thời gian cấy trụ implant rất nhanh chóng chỉ mất khoảng 20 phút bằng thời gian bạn nhổ 1 chiếc răng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu, sau đó phải mất từ 3-6 tháng sau để xương hàm và trụ implant tích hợp với nhau lúc đó mới có thể hoàn tất quá trình bọc mão hoặc cầu răng sứ lên trên. Thời gian lành thương và tích hợp xương hàm ở mỗi cơ địa nhanh hay chậm khác nhau và thường dao động từ 3- 6 tháng.



Yếu tố thứ 2 quyết định sự thành công cũng như thời gian nhanh chậm là tay nghề Bác sĩ cấy ghép. Một bác sĩ giỏi, am hiểu rộng về phương pháp cấy ghép implant cũng như sử dụng thành thạo phần mềm scan 3D CT sẽ là một lợi thế. Dựa vào hình ảnh CT 3D, thăm khám trực tiếp cộng kinh nghiệm rộng sẽ đưa ra một kế hoạch và phát đồ điều trị chính xác giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Để hoàn tất quá trình cấy ghép implant thì bạn phải đến nha khoa ít nhất 4 lần. Lần đầu tiên sẽ khám, tư vấn và chụp x-quang CT, lần thứ hai sẽ cấy ghép implant sau khi 2 bên đồng ý thỏa thuận. Sau 1 tuần đến 10 ngày bạn sẽ đến tái khám kiểm tra và cắt chỉ đây được coi là lần hẹn thứ 3. Lần thứ 4 sẽ là gắn răng sứ, sau khi xương hàm và implant đã tích hợp. 

Trong thời gian lành thương bác sĩ sẽ gắn răng tạm trên implant để giúp bạn ăn nhai cũng như duy trì vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên với mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy theo cơ địa và tình trạng của mỗi người.


Với những thông tin trên và cho tới tháng 6 bạn mới xuất cảnh thì tính còn khoảng 2 tháng nữa, trong khoảng thời gian này bạn có thể áp dụng kỹ thuật cấy ghép implant để trồng răng sứ nhé. Chúng tôi khuyên bạn ngay bây giờ bạn hãy đi cấy răng để vết thương lành hẳn trước khi xuất cảnh nhé. Chúc bạn chuyến công tác nhiều thành công.

Chăm sóc răng miệng trẻ khi vừa nhổ răng xong

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những bí quyết chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé lúc này cũng như về sau khi đã trưởng thành. Sau khi nhổ răng sữa cho trẻ em, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng về việc chăm sóc. 

Chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa
Trước tiên các bậc phụ huynh cần nắm rõ được những trường hợp nào thì bé cần phải nhổ răng sữa. Cụ thể như sau:
Một là, những răng sữa mọc lên những khiến cho đứa trẻ phải chịu cảnh đau nhức nhiều lần. Với trường hợp như vậy thì cần phải nhổ răng sữa đi để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh của đứa trẻ.

Hai là, trường hợp răng sữa bị nhiễm trùng ở kẽ răng hoặc ở chân răng cũng cần phải nhổ đi.

Ba là, răng sữa bị hư tủy, bị viêm cement cấp, bị nhiễm khuẩn xuống đến vùng răng trưởng thành hoặc là răng sữa bị nhiễm ở chóp răng cũng là trường hợp được bác sĩ chỉ định phải nhổ răng.

Vậy còn những trường hợp nào thì các bậc phụ huynh không nên cho bé nhổ răng sữa? Đó là:

Một là, đứa trẻ đang bị viêm lợi mà đặc biệt là bị viêm lợi vincent.

Hai là, đứa trẻ đang bị bệnh tim bẩm sinh hoặc những bệnh về máu làm xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài hoặc rất dễ bị nhiễm trùng sau khi nhổ. Đối với những trường hợp này thì không được nhổ răng nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Ba là, khi đứa trẻ bị thấp khớp cấp hoặc là những bệnh lý liên quan về gan, nếu như muốn nhổ răng sữa thì phải cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.

Bốn là, khi đứa trẻ mắc phải những khối u ác tính, bị sốt bại liệt, đứa trẻ bị bệnh truyền nhiễm. Đối với những trường hợp bị mắc bệnh như vậy thì rất dễ xảy ra những biến chứng do bị nhiễm độc ở ổ răng nên không nên nhổ răng.

Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng sữa các bậc phụ huynh cũng cần chú ý:

Một là, bố mẹ cần cho bé nhà mình thư giãn và uống thuốc chống viêm nhiễm đúng như toa thuốc mà bác sĩ kê. Đồng thời phải đưa trẻ đi tái khám tại phòng khám nha khoa chỉ sau một tuần để kiểm tra và cắt chỉ.

Hai là, phải thường xuyên nhắc nhở trẻ không được mút hay chép miệng. Điều này nhằm giúp cho vùng răng mới nhổ sẽ không bị tổn thương và cũng như không bị chảy máu.

Ba là, bố mẹ không được cho trẻ ăn kẹo bánh và đồ ăn ngọt.

Bốn là, tránh cho trẻ không được nhai đá và thức ăn cứng cũng như quá nóng hay quá lạnh. Thay vào đó, trẻ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo hay súp.
Năm là, khuyên trẻ nên uống nhiều nước kết hợp cùng với việc đánh răng sạch sẽ hằng ngày.
Được tạo bởi Blogger.