Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Khắc phục răng cửa bị sâu nặng

Răng bị sâu chủ yếu do vi khuẩn streptococcus mutans hiện diện trong môi trường miệng gây nên. Bản chất của tình trạng sâu răng là do vi khuẩn tác dụng vào chất đường và tinh bột có trong các mảng bám trên răng tạo ra axit. Axit sẽ hòa tan, ăn mòn các mô răng khỏe mạnh tạo thành các lỗ đen và gây đau nhức kéo dài. Nếu không được điều trị đúng cách thì vết sâu rất dễ lan tới tủy, gây viêm tủy, thậm chí gây áp xe xương ổ răng nguy hiểm.


1. Răng cửa bị sâu nặng phải làm sao để khắc phục?

Hiện nay hàn răng và bọc sứ là hai phương pháp được áp dụng chủ yếu trong điều trị răng sâu. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-chinh-ham-mom-co-toan-khong/



 Hàn trám răng:

Hàn trám có ưu điểm cơ bản là thao tác đơn giản với mức chi phí khá tiết kiệm. Tuy nhiên, vật liệu trám lại có độ bền không cao khi sự kết dính giữa chất liệu trám với bề mặt răng không cao khiến cho vết trám có thể bị bong bật khi ăn nhai sau một thời gian.

 Bọc răng sứ:

Thực chất, bọc răng sứ là phương pháp dùng chụp sứ chế tạo theo chuẩn dấu răng bọc bên ngoài phần răng sâu với hai chức năng là vừa đảm nhiệm phục hình răng sâu vỡ mẻ cũng như hạn chế vết sâu phát triển tức ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập đến tủy răng. Với bọc răng sứ thì răng cửa bị sâu nặng phải làm sao để khắc phục không còn là vấn đề bạn cần phải băn khoăn quá nhiều.


Bọc sứ so với hàn răng có độ bền rất cao, có thể duy trì hàng chục năm, thậm chí 20 năm mà không cần phục hình, điều trị trở lại nếu bạn biết cách giữ gìn vệ sinh, chăm sóc răng miệng tốt. Sở dĩ bọc sứ có độ bền cao như vậy là bởi phương pháp này dùng chụp sứ bọc xung quanh răng từ mặt nhai, rìa cắn đến chân nướu nên không xảy ra tình trạng bị bong bật như trám thông thường. Ngoài ra, răng sứ có độ bền khá tốt, hoàn toàn không bị mòn mẻ khi ăn nhai, đảm bảo độ cảm biến thức ăn tốt gần như răng thật. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-tai-ha-noi/

Với trường hợp răng cửa bị sâu nặng thì chúng tôi khuyên bạn nên làm răng sứ E.Max hoặc Cercon để phục hình cho răng cũng như ngăn vi khuẩn gây sâu răng trở lại. Răng sứ E.Max hiện là giải pháp hàng đầu cho răng cửa bị sâu bởi độ bền chắc cũng như tính thẩm mỹ rất cao. Răng sứ sau khi bọc có độ sáng bóng tự nhiên như răng thật và độ chịu lực 500Mpa của E.Max cũng gấp gần 5 lần so với răng thật. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm ăn nhai bình thường mà không lo răng sứ bị nứt, vỡ.

2. Công nghệ làm răng sứ CT 5 chiều hiện đại

Răng sứ E.Max nếu được chụp bọc với công nghệ CT 5 chiều sẽ cho hiệu quả cao hơn rất nhiều. Đây là giải pháp cho răng sâu hàng đầu của Pháp và được Hiệp hội nha khoa thẩm mỹ châu Âu ESCD chuyển giao trực tiếp cho nha khoa giúp rút ngắn tối đa thời gian bọc sứ chỉ sau 2 lần hẹn trong vòng 24h.

Với sự hỗ trợ của máy quét dấu răng tự động cũng như hệ thống thiết kế răng sứ trên máy tính CAD/CAM, răng sứ sẽ được chế tạo chuẩn 100% theo dấu răng thật của bạn. https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-cuoi-ho-loi-ket-hop-chinh-ham-ho/

Bọc sứ với CT 5 chiều đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường hàng chục năm, răng có độ sáng bóng tự nhiên và khắc phục được hoàn toàn tình trạng răng sâu mà hoàn toàn không bị lộ khi giao tiếp.

Triệu chứng chân răng không nên xem thường

Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gây nên, các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập và phát sinh trên các mảng bám cao răng khi các mảnh vụn thức ăn không được làm sạch. Đặc biệt, khi cơ thể có sức đề kháng kém hay trong giai đoạn suy nhược, thay đổi nội tiết thì vi khuẩn sẽ phát sinh và gây bệnh nhiều hơn.


Viêm chân răng được chia làm hai cấp độ chính mà ban đầu hầu như chưa có biểu hiện gì cụ thể nên người bệnh có thể chủ quan hoặc không nhận thức được tình trạng răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, đến khi các triệu chứng bộc phát cụ thể thì tình trạng bệnh lý viêm chân răng đã trở nên khá nghiêm trọng mà nếu không có biện pháp điều trị thì nguy cơ mất răng là khá cao. http://dieutrirangsau.com/cach-chua-sau-rang-dan-gian-hieu-qua/



Ở giai đoạn đầu, bệnh lý xuất hiện ở một vùng hoặc cả hàm hoặc hai hàm, lợi viêm mạn tính, túi lợi sâu trên 3mm, hiện tượng chảy máu chân răng xuất hiện cũng bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức và sờ vào thấy răng lung lay nhẹ. Nếu chụp X-quang thấy có tiêu mào xương ổ răng.

Đây là những triệu chứng của giai đoạn đầu của tình trạng viêm chân răng. Khi bệnh lý mới khởi phát thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nha sỹ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa làm sạch cao răng và kết hợp với dùng thuốc để giảm tình trạng viêm và sưng. Thuốc kháng sinh có thể điều trị bằng cách ngậm máng hoặc uống theo đơn hàng ngày. Nếu tình trạng nhẹ thì sau 1 tuần, tình trạng đau nhức viêm nhiễm sẽ giảm dần. http://dieutrirangsau.com/chua-sau-rang-co-dau-khong/

Khi viêm nướu không được điều trị thì vi khuẩn sẽ xâm nhập nhiều hơn đến phần nướu và chân răng và các dấu hiệu viêm chân răng sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Hiện tượng hôi miệng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Khi dùng tay ấn vào lợi vùng răng bệnh thấy có mủ chảy ra, răng trở nên lung lay và di chuyển nhiều. Khi thăm khám thấy lợi viêm mạn tính, túi quanh răng trên 5mm, răng lung lay, lợi co, hở cổ và chân răng, chụp X-quang thấy có tiêu xương ổ răng, tiêu ngang và tiêu dọc.

Hiện tượng đau nhức cũng bộc phát nhiều hơn, đôi khi xuất hiện những cơn đau cấp tính khiến cho bệnh nhân không thể ăn nhai được. Ở những người viêm quanh răng nặng kèm bệnh toàn thân (như đái tháo đường) thì tình trạng này sẽ biểu hiện một cách nghiêm trọng hơn.

Trong giai đoạn này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn khi cần kết hợp lấy cao răng với một số các loại thuốc đặc trị khác. Nha sỹ có thể chỉ định phối hợp một số loại thuốc điều trị toàn thân như Tetracyline, Penicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol,… và các loại kháng sinh để điều trị tại chỗ như Metrogyl denta gel kết hợp với dung dịch Chlohexidine 0,25% để súc miệng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đơn thuốc, chỉ định của nha sỹ mà không nên tùy tiện mua thuốc tại bên ngoài để điều trị. http://dieutrirangsau.com/rang-cam-bi-sau-co-nen-nho/

Việc phát hiện sớm những triệu chứng viêm chân răng sẽ là điều kiện để việc điều trị bệnh lý được hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng chải chải răng đều đặn ngày 2 lần kết hợp với việc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng.

Ngoài ra, việc lấy cao răng và chăm sóc cao răng định kỳ là biện pháp hỗ trợ tốt nhất để điều trị viêm chân răng. Tinh thể muối khoáng hỗ trợ đánh bóng bề mặt răng mà không gây tổn thương, đồng thời bổ sung khoáng chất cho men răng, nướu răng chắc khỏe. Chú ý chăm sóc định kỳ 3-6 tháng/1 lần để cho kết quả tốt nhất.

Điều trị răng sâu vào tủy hiệu quả nhất

Răng sâu vào tủy có nghĩ là tình trạng sâu răng của bạn đã khá nghiêm trọng rồi, vì thế việc thăm khám bác sĩ nha khoa uy tín là điều bạn nên làm sớm. Bởi tủy răng có liên kết mật thiết đến xương ổ răng.


Nếu viêm tủy không được chữa trị kịp thời có thể sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, dưới đây là một trong số những biến chứng có thể xảy ra khi răng bị sâu vào tủy: http://dieutrirangsau.com/bi-sau-rang-nen-gi-la-tot-nhat-de-giam-dau/


Nguy cơ gây áp xe xương ổ răng
Viêm chóp răng làm răng lung lay và gãy rụng
Ngoài ra, sâu răng còn có thể lan sang các răng kế cận khiến tình trạng ngày một nặng hơn.

Chính vì vậy cần phải có giải pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Trám răng có khắc phục được tình trạng răng sâu vào tủy không?
Có nên trám răng để chữa răng sâu vào tủy không? http://dieutrirangsau.com/rang-bi-sau-den-phai-lam-sao/

➜ Răng sâu vào tủy có thể thực hiện trám được trong trường hợp răng bị viêm tủy nhẹ, miếng vỡ không quá lớn. Để biết được chính xác răng sâu vào tủy có trám được không thì bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và tư vấn, đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

➜ Trong trường hợp răng sâu đến tủy bị vỡ miếng lớn, sâu răng nặng không thể bảo tồn được răng thật thì các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chiếc răng đó để bảo tồn cho những răng bên cạnh.

Với răng sâu vào tủy nhẹ, việc điều trị lấy tủy là không thể tránh khỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành mở ống tủy  để làm sạch và loại bỏ phần tủy bị tổn thương bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Sau đó trám bít lại bằng nhựa nha khoa gutta-percha chuyên dụng.

Sau khoảng 1 tuần, bạn được hẹn lịch tái khám và thực hiện trám. Tuy nhiên, trám răng bị sâu vào tủy bằng công nghệ nào tốt, đảm bảo an toàn và độ bền chắc?

Răng sâu vào tủy nên áp dụng phương pháp nào cho hiệu quả bền lâu?

Hiện nay, hàn trám răng bằng công nghệ Laser Tech được xem là giải pháp tối ưu khắc phục tình trạng răng sâu. Đây là giải pháp được các chuyên gia nha khoa tại bệnh viện danh tiếng Pháp sáng chế khắc phục hoàn toàn những nhược điểm mà các cách trám răng thông thường gặp phải. http://dieutrirangsau.com/sau-rang-qua-nang-phai-lam-sao/

Thuộc thế hệ laser 4.0, quá trình hóa cứng vật liệu trám chỉ trong vài giây nhưng đủ để tạo ra hàng ngàn chân bám li ti bám chắc vào mô răng thật giúp miếng trám bền lâu, không bị bong bật, cong vênh trong thời gian dài.


Vật liệu trám không bị thay đổi thể tích trong quá trình hóa cứng, khắc phục được hiện tượng xoang rỗng, không làm răng bạn bị đau nhức, hạn chế thức ăn mắc vào và các bệnh lý răng miệng.

Bệnh sâu răng ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Các bậc phụ huynh hầu hết chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Việc nhắc nhở các cháu chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, chúng ta còn cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.


+ Răng sữa thì không cần đánh răng

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại nên không cần phải đánh răng. Trên thực tế, răng trẻ chỉ thưa với số lượng ít, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi. Khi đó, răng của chúng sẽ khít vào nhau, nếu không chải răng đều đặn, bé rất dễ bị mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng. http://dieutrirangsau.com/chua-sau-rang-co-dau-khong/
+ Bị sâu răng sữa không đau đớn



Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm xúc, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến bé lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.
+ Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Tất cả mọi răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí. Tình trạng răng khấp khểnh nếu như răng sữa bị mất sớm là hoàn toàn có thể xảy ra.

Sâu răng ở trẻ em điều trị như thế nào? http://dieutrirangsau.com/cach-chua-sau-rang-dan-gian-hieu-qua/

Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
+ Khi vết sâu răng còn mới

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Khi răng chớm sâu, nha sỹ có thể tiến hành tái khoáng với canxi và gel để ngăn chặn vết sâu răng phát răng.

Trong một số trường hợp khi đã hình thành nên các lỗ sâu trên thân răng thì bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản, hoàn thành chỉ trong 20 phút và không gây đau nhức cho trẻ nên bạn có thể yên tâm.

hi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, chúng ta không nên vội vàng đến nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Bởi vì, răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc. Nếu nhổ răng sữa quá sớm thì răng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6, nếu răng hàm sữa bị nhổ sớm, răng số 6 sẽ mọc về phía trước chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.


Nha sỹ có thể tiến hành nạo sạch vết sâu cho trẻ và thậm chí có thể tiến hành bọc sứ để bảo tồn răng nếu cần thiết. Đây là cách điều trị bệnh sâu răng triệt để mà cha mẹ có thể áp dụng.

Răng sâu bể nhiều, phải làm như thế nào?

Nếu răng bị bể quá nhiều không thể phục hồi được thì cuối cùng nên nhỗ sớm để tránh tình trạng nhiễm trùng trên xương ổ răng. Hậu qua là sau khi bị nhổ, chỗ răng bị mất sẽ giảm sức nhai. 


Các răng bên cạnh sẽ bị kéo lệch về một bên vì không có điểm tựa, răng đối diện nếu là hàm trên sẽ dài ra, còn nếu răng đối diện là hàm dưới, răng sẽ trồi lên sẽ yếu đi và cuối cùng là rụng sớm.



Răng sâu bể nhiều, miếng trám to, rất khó giữ cho răng không bị bể thêm. Thường sau một thời gian trám trong miệng chất trám sẽ co lại có khoảng hở, nước ngấm vào làm ngà răng mau mục nát, răng sẽ vỡ, gẫy ngang Muốn bảo tồn răng được bền lâu, trước khi trám nên đóng chốt vào chân răng bằng chốt vàng hay thép (post screw, pivot). Sau khi trám răng xong muốn giữ cho răng chắc hơn thì nên bọc răng lại bằng mão kim loại hay mão sứ, lúc đó răng mới an toàn vì không sợ bể thêm.


Để tái tạo sức nhai cho chỗ mất răng, người ta làm cầu răng để bắt ngang qua chỗ bị mất. Cầu răng phải có ít nhất là 3 đơn vị, lấy răng hai bên làm trụ cầu (abutments) và khoảng trống mất răng làm nhịp cấu. Cầu răng sẽ tái tạo lại sức nhai và khớp cắn sẽ chính xác.


Chỗ mất răng có thể làm implant là kỹ thuật mới (Cấy ghép răng bằng chốt titanium) khoan vào xương hàm, đặt chốt implant và trồng răng lên, kỹ thuật nầy đòi hỏi theo từng trường hợp, có chọn lọc trên từng bệnh nhân, mất nhiều thời gian và tổn phí cao

Các nguyên nhân gây sâu răng phổ biến nhất

Sâu răng là một bệnh lý thông thường mà mọi người thường mắc phải. Vậy nguyên nhân gây sâu răng là mà lại có nhiều người mắc phải như vậy? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau.

Tại Việt Nam, Viện Răng Hàm Mặt quốc gia đã thống kê tới 99,4% dân số mắc bệnh về răng miệng, người càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em đang ở tuổi đến trường (6 đến 8 tuổi) là 85%, 56,3% ở trẻ từ 9 đến 11 tuổi, bệnh tập trung ở lứa tuổi từ 35 đến 44 tuổi với tỉ lệ mắc bệnh lên tới 98%.

Lý do dẫn tới Việt Nam có số người mắc sâu răng cao đến vậy một phần là do sự thiếu hụt các bác sỹ Răng Hàm Mặt, nồng độ Flour trong nước ăn hầu hết ở mức dưới trung bình, chưa bằng 1/2 chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do việc tuyên truyền, giáo dục trong công tác chăm sóc răng miệng của người dân còn quá thấp, 60% trẻ em không đi khám răng miệng thường xuyên, 50% người lớn không bao giờ đi khám răng miệng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Một người bình thường rất dễ bị tổn thương răng qua cách sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Sau đây là những yếu tố gây sâu răng thường gặp nhất do Igygate.vn tổng hợp:
>>> Xem thêm: cách chữa sâu răng tại nhà

1. Không đánh răng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sâu răng. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn và uống. Nếu không thực hiện đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.

2. Đánh răng không đúng cách

Đánh răng thường xuyên là một trong các cách bảo vệ răng miệng, tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.

2. Đánh răng không đúng cách 1

Các loại nước ngọt là nguyên nhân tiềm tàng gây sâu răng. (Ảnh minh họa)

3.Ăn một số loại thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng

Một số lọai thực phẩm, đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác. Sữa, mật ong, kem, đường, socola, bánh cookies, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, có nhiều khả năng gây sâu răng hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt.

4.Thường xuyên ăn vặt, hay nhâm nhi

Nếu thường xuyên ăn nhẹ hoặc uống nước ngọt, acid có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Các chất trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.

5.Thiếu nước

Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng. Nó rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các chất khoáng có trong nước bọt giúp chữa bệnh sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất acid gây hại.

6.Hàm răng thô hoặc yếu

Qua nhiều năm hoạt động, răng có thể trở nên yếu và có dấu hiệu nứt, vỡ, các cạnh trở nên thô ráp. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ.

7.Do sự tiếp xúc giữa người với người

Vi khuẩn gây sâu răng có thể được truyền người này qua người khác bằng cách dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt hoặc hôn. Vi khuẩn có thể truyền qua đường miệng nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên.

8.Rối loạn tiêu hóa

Biếng ăn và ăn vô độ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất nước bọt. Người bị rối loạn tiêu hóa thường có thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.

9.Tụt nướu

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi một lớp gọi là cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu  răng gốc.

Sâu răng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp phòng tránh và điều trị sâu răng hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

Để biết được thêm nhiều thông tin hơn nữa, các bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tận tình


Nguồn: http://dieutrirangsau.com/khi-bi-sau-rang-uong-thuoc-gi/

Bị sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không ?

Thưa bác sĩ nha khoa KIM, tôi bị viêm chân răng, đang bị lung lay và bị nổi hạch dưới mang tai . Xin hỏi: bị hạch dưới mang tai có phải do bị viêm răng không ? Và bác sĩ có thể tư vấn cho tôi địa chỉ Nha khoa nào tốt tại quận 2 được không ạ? Cám ơn bác sĩ!

Trả lời:

Chào bạn,

Hiện tượng nổi hạch là một phản ứng thông thường của cơ thể, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tại chỗ hoặc toàn thân.
Các nguyên nhân gây viêm sưng hạch khá phức tạp, có thể do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm hoặc do ung thư.



Xem thêm: Nha khoa nào tốt ở đồng nai ????

nha sĩ sẽ xem xét tình huống xuất hiện của hạch, số lượng, kích thước, độ chắc, độ nhạy cảm, di động dưới da, có biểu hiện viêm cấp tính (sưng, nóng, đỏ) hay không, tình trạng hạch tại các vị trí khác và dấu hiệu đi kèm. Những yếu tố này cùng với các xét nghiệm sẽ giúp xác định bệnh.

Trên thực tế, nguyên nhân gây hạch thường nằm ở vùng lân cận. Đó là hiện tượng viêm hạch phản ứng do các tổn thương không đặc hiệu (các vết thương nhiễm trùng, mụn nhọt, bệnh ngoài da, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm răng lợi, viêm tai). tại các trường hợp này, sau khi được điều trị khỏi bệnh, hạch sẽ tự biến mất trong vòng 1-2 tháng.



Trường hợp của anh, có thể hạch nổi là do viêm chân răng gây nhiễm trùng gây nên. Nhưng để chắc chắn, anh hãy đi khám để có được những chẩn đoán chính xác nhất.


Nếu thực sự là do viêm chân răng gây nên hạch, anh cần phải được điều trị hết yếu tố nhiễm trùng tại vùng chân răng này.

Ngoài ra, các bạn có thể đến bệnh viện nha khoa KIM là địa chỉ Nha khoa tốt nhất tại quận Thủ Đức để thăm khám và điều trị sâu răng tận gốc.Chúc anh sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt và mau lành bệnh!

Người bị bệnh đau răng nên kiêng ăn gì?

Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: bệnh về nướu, nha chu, đau do răng khôn mọc kẹt hoặc phổ biến nhất là do sâu răng, viêm tủy răng. Hiện tại, chúng tôi cũng chưa thể xác định được tình trạng đau răng mà bạn gặp phải cụ thể như thế nào. Tuy nhiên, trong khi ăn uống, bạn nên cố gắng tuân thủ một số kiêng kỵ sau đây:


>>Trị sâu răng có đau không
>>Trị sâu răng ở đâu tốt nhất

– Tránh những thức ăn cứng, dai, dẻo có thể tác động lên răng đang đau.



– Hạn chế những thức ăn cay, nóng, đồ uống có gas…sẽ làm cho nướu bị kích thích. Các thực phẩm có tính nóng như thịt gà, xôi, đồ nếp…cũng nên tránh trong giai đoạn này bởi chúng có thể làm tăng sưng, phù nề.

– Đường có liên quan chặt chẽ tới việc gây sâu răng, nhưng đường lại là thức ăn cần thiết cho cơ thể, cho nên chỉ dùng một lượng thích hợp, không nên ăn nhiều, đặc biệt không ăn trước khi đi ngủ. Sau khi ăn xong phải súc miệng hoặc chải răng thật sạch.

Sử dụng các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, nước hoa quả…Nên tăng cường các thức ăn chứa các chất xơ như rau, hoa quả, thịt nạc. Đặc biệt là rau cần, quả đậu non, cà rốt, bưởi, chanh, dứa, lạc, hạnh đào…Bạn có thể xay nhuyễn các thức ăn này vào cháo, súp để tăng cường thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong thời gian đau răng, ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt với việc chải răng đúng cách ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Nước muối sinh lý cũng có tác dụng giảm ê nhức tạm thời và hạn chế viêm nhiễm có thể xảy ra.


Tốt nhất  nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sỹ thăm khám càng sớm càng tốt. Khi xác định được tình trạng răng miệng thì phác đồ điều trị sẽ chính xác hơn.

Lười đánh răng dễ mắc phải bệnh gì?

Có nhiều người khá lười trong việc đánh răng hoặc qua loa và chủ quan về nó. Tình trạng lười đánh răng, đánh răng chưa sạch không chỉ gây nên những chứng bệnh như: hôi miệng, viêm nướu mà nó còn phát sinh thêm nhiều chứng bệnh khác



1. Khó khăn trong việc thụ thai



Các nhà nghiên cứu người Australia đã phát hiện thấy, vi khuẩn trong răng miệng có thể dẫn đến bị viêm nhiễm tử cung, khiến cho việc thụ thai muộn hơn so với dự định của bạn khoảng hai tháng.
2. Dễ bị bệnh viêm khớp

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp của người bị bệnh răng miệng cao hơn những người khỏe mạnh khác gấp 8 lần.
3. Viêm phế quản

Một nghiên cứu mới cho biết, bệnh răng miệng và nhiễm trùng đường hô hấp có nhiều liên quan mật thiết với nhau. Những người bị viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh răng miệng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
4. Dẫn đến rối loạn chức năng cương dương

Thông qua một thí nghiệm khoa học áp dụng với 70 người đàn ông Ấn Độ, các nhà khoa học đã phát hiện ra những người đàn ông có hàm răng không khỏe mạnh là đối tượng khiến cho rối loạn chức năng cương dương (ED) thêm nặng hơn.
5. Có triệu chứng chứng mất trí

Bệnh về răng miệng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng những người 60 tuổi trở lên mắc bệnh răng miệng hoặc rụng nhiều răng sẽ có các vấn đề về bộ nhớ hơn những người đồng tuổi.
6. Mắc bệnh tim

Bệnh nha khoa thường khiến cho nguy cơ trụy tim tăng gấp đôi, một trong những nghiên cứu liên quan đến 1.100 người tại Scotland cho thấy những người đánh răng ít hơn 2 lần một ngày sẽ tăng khả năng mắc bệnh về tim mạch.
7. Bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh dựa vào 7 kết quả nghiên cứu có liên quan cho thấy, điều trị tốt các chứng bệnh nha khoa có thể giúp làm giảm viêm nướu và có lợi trong việc giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau mắt.

5 Cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Sâu răng là bệnh lý thường gặp với những cơn đau nhức kéo dài , khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây là tổng hợp những cách chữa sâu răng đơn giản tại nhà được nhiều người ưu chuộng sẽ giúp ích cho bạn nhé!




1. Cách chữa sâu răng bằng gừng và tỏi

Như các bạn đã biết, hai loại gia vị gừng và tỏi đều có tính kháng viêm và sát trùng cao. Trong thành phần của tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glucogen, allin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

Bạn chắc chắn sẽ thấy bất ngờ khi biết rằng các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác được tạo ra khi tỏi tươi giã nát có khả năng ức chế hơn 70 loại vi khuẩn.

Trong khi đó, thành phần của gừng chứa tecpen, oleoresin và chất men zingibain. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên có khả năng sát trùng chống viêm cực kỳ tốt. Sử dụng gừng thường xuyên có thể làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau.


– Cách thực hiện:

Sử dụng gừng hoặc tỏi như một cách chữa sâu răng dân gian cực kỳ đơn giản:

Tỏi đem nghiền nát, trộn với một chút muối và đắp lên phần răng bị sâu

Gừng giã nát và đắp thẳng lên phần răng bị sâu

Làm như vậy một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

2. Dầu oliu và dầu đinh hương kết hợp chữa sâu răng

Không cần phải nói nhiều về tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe con người. Dầu oliu có chứa trong thành phần của nó một số chất có khả năng giảm viêm, nhờ những các phytochemicals hữu ích (squalene, beta-sitosterol, và tyrosol). Trong đó đặc biệt phải kể đến oleocanthal, hợp chất này có thể hoạt động như ibuprofen và các thuốc chống viêm khác. Dầu oliu càng nguyên chất thì oleocanthal càng đậm đặc.

Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là thành phần để chế biến ra kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc chữa đau răng và thuốc làm trắng răng. Trong nha khoa, tinh dầu đinh hương còn sử dụng trong việc diệt tủy. Ngoài ra, mùi hương của dầu đinh hương còn có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ mùi hôi răng miệng.

– Cách thực hiện:

Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị sưng đau theo tỉ lệ 1:2. Bạn lặp lại điều này 3-4 lần mỗi ngày.
Được tạo bởi Blogger.