Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách chọn địa chỉ nha khoa uy tín tại Gò Vấp

Nhu cầu chăm sóc răng miệng đang ngày càng gia tăng, để chọn được địa chỉ nha khoa uy tín tại Gò Vấp cần phải xem xét nhiều yếu tố. Theo dõi ngay bài viết đây để có câu trả lời chính xác nhất.

1. BS đã được đào tạo ở đâu về niềng răng? niềng răng là một chuyên khoa sau đại học, do đó cần biết BS được đào tạo niềng răng ở đâu. Hiện nay, số lượng BS được đào tạo niềng răng thực sự rất ít và trong nước vẫn chưa có. Đa số các BS thực hành niềng răng hiện nay là tự đào tạo, và dù rằng là tự đào tạo, vẫn có những BS đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân. Ngoài ra, cũng có một số BS đã học niềng răng từ nước ngoài. Đây là một thông tin quan trọng nhưng vẫn chưa phải yếu tố chính làm căn cứ cho chọn lựa.

2. Kinh nghiệm niềng răng của BS. BS đã trải qua bao nhiêu năm kinh nghiệm điều trị niềng răng và đã chỉnh hoàn tất được bao nhiêu bệnh nhân. Có bằng chứng gì về kết quả điều trị? Đây là thông tin rất quan trọng cần lưu ý. Nếu BS đã có trên 2 năm kinh nghiệm trong điều trị niềng răng và đã điều trị trên 20 bệnh nhân có kết quả (có bằng chứng) thì có thể tin tưởng được.

địa chỉ nha khoa uy tín tại quận Gò Vấp
Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận Gò Vấp cần đảm bảo nhiều yếu tố

3. Qua lời giới thiệu của những bệnh nhân đã điều trị mà mình biết được, có kết quả tốt. Hoặc qua lời giới thiệu của những BS trong ngành.

4. BS có cho chụp phim phân tích đo sọ, phim toàn cảnh hay không? Có chụp hình mặt thẳng, mặt nghiêng, có chụp hình trong miệng, có lấy dấu nghiên cứu hay không? Có khám và làm bệnh án kỹ hay không? Có thiết lập một kế hoạch rõ ràng cụ thể hay không? Đây là những thông tin quan trọng cho thấy BS làm việc một cách nghiêm túc (chứng tỏ có đào tạo bài bản).

5. Là BS hội viên Câu lạc bộ niềng răng Sài gòn. CLB niềng răng tập hợp các nha sĩ cùng hỗ trợ nhau trong lĩnh vực niềng răng. CLB có những BS đã được đào tạo ở nước ngoài về niềng răng, có kinh nghiệm điều trị, sẵn sàng hỗ trợ những thành viên trong CLB khi có khó khăn trong điều trị. Những thành viên của CLB luôn thực hiện theo một quy trình điều trị bài bản, từ khâu thu thập thông tin đến kế hoạch điều trị.

Hãy tìm hiểu cẩn thận những thông tin trên, rồi mới quyết định có điều trị niềng răng với BS đó hay không.

Ăn uống nhiều đồ ngọt không giữ gìn răng miệng trẻ em gây sâu răng

Hiện nay với sự phát triển của nha khoa thì trẻ bị sâu răng hàm có rất nhiều cách để chữa trị. Nếu con mới chớm bị sâu răng, răng mới có hiện tượng hơi đổi màu ngà và hoặc trắng đục thì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc trị sâu răng hoặc tái khoáng men răng để phục hồi. Cách này đơn giản tuy nhiên lại ít được áp dụng bởi hiếm trường hợp phát hiện ra sâu răng ở giai đoạn này


Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt cộng thêm quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng cách sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sâu răng. Nhất là ở trẻ em, khi men răng, ngà răng còn yếu mà các bé cũng chưa tự ý thức được chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng như thế nào thì sâu răng rất dễ phát triển và tấn công răng, đặc biệt là sâu răng hàm.

Trẻ bị sâu răng hàm là hiện tượng phổ biến, đúng như những gì bạn Linh nghĩ thì nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ biến chứng nặng hơn gây cho bé những cơn đau nhức, rồi bé sẽ hay quấy khóc, biếng ăn… do vậy tìm cách điều trị là điều mà cha mẹ nên làm

Trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì?
Thường khi răng bị sâu đen rồi thì bệnh mới được phát hiện. Lúc này sâu răng đã ở giai đoạn nặng. Tùy vào độ tuổi của bé mà các bác sĩ quyết định hàn trám hay nhổ răng.

Bởi răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng bị mất sớm thì các răng vĩnh viễn ở chỗ khác có xu hướng mọc chen lấn vào, đến khi mọc răng dễ có xu hướng bị lệch lạc, hoặc mọc chồi ra. Trẻ bị sâu răng hàm nếu chưa đến tuổi thay răng thì không nên nhổ bỏ

Đối với răng hàm, độ tuổi thay răng trong khoảng từ 9-12 tuổi, do vậy trường hợp bé nhà bạn Linh thông thường phương pháp hàn trám răng sẽ là cách mà bác sĩ áp dụng.

Việc đầu tiên các bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu răng sau đó hàn trám răng sẽ là cách mà bác sĩ sẽ thực hiện nhằm ngăn chặn các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào

Thực hiện hàn răng tại nha khoa, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với công nghệ trám răng Laser Tech. Với các bác sĩ giỏi, tay nghề cao thì thao tác trám răng chỉ diễn ra rất nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút. Bé sẽ không hề đau đớn gì trong quá trình hàn trám.

Vật liệu trám sử dụng trong Laser Tech đã được Liên đoàn Nha khoa Quốc tế chứng minh an toàn tuyệt đối với cơ thể và hiệu quả cao hơn so với các vật liệu hay sử dụng như composite hay amalgan.

Hàn trám răng Laser Tech hóa cứng vật liệu trám mà không làm thay đổi thể tích nên tránh được hiện tượng khoang rỗng giữa vật trám và răng, bé sẽ không gặp khó khăn khi ăn nhai bởi thức ăn bị giắt vào nữa. Hơn thế, tình trạng ê buốt răng sau khi trám hoàn toàn không xảy ra.

Bà bầu có được lấy cao răng không thưa bác sĩ

Thưa bác sĩ! Tôi muốn thực hiện lấy cao răng, tuy nhiên tôi còn lo lắng vì tôi đang mang thai. Mong bác sĩ cho tôi biết bà bầu có được lấy cao răng không. Cảm ơn bác sĩ

Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Thời điểm mang bầu là giai đoạn rất nhạy cảm của người phụ nữ, do nồng độ hoocmon estrogen và progesterone tăng cao, sức đề kháng giảm và răng cũng bị yếu đi, lúc này, răng rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và axit trong thức ăn và cao răng cũng góp phần tăng nặng thêm vấn đề này.

Vậy bà bầu có nên lấy cao răng không? Đây là một vấn đề khá nan giải bởi nếu tác dụng của việc lấy cao răng nhiều mà không được loại bỏ sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, nếu quyết định lấy thì có thể ảnh hưởng đến men răng, nướu và thai nhi.

Trên thực tế, trong trường hợp mà không có quá nhiều cao răng, cao răng không quá nghiêm trọng thì nha sỹ thường khuyên là không nên lấy. Như bạn đã nói thì bạn thường lấy cao răng 3 tháng/ lần, như vậy, thời điểm lấy cao răng gần đây nhất cũng không phải quá lâu, do đó, bạn không cần phải vội vàng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thời điểm tốt nhất để lấy cao răng khi mang bầu là lúc nào?

bà bầu có nên lấy cao răng không

>> Hiện tượng chảy máu răng

Vậy nếu trong trường hợp cấp thiết phải lấy cao răng khi đang mang bầu thì thời điểm nào là tốt nhất? Câu trả lời là giai đoạn giữa thai kỳ, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. Vì lúc này, thai nhi đã phát triển ổn định, cơ thể người mẹ cũng khỏe hơn và không còn cảm giác ốm nghén nữa.

Bạn đang mang bầu tháng thứ 2 thì nên cố gắng đợi sang đến tháng thứ 4 để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron 8.0

Công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron 8.0 cũng góp một phần không nhỏ cho sự an toàn của người mẹ và thai nhi. Bởi với những mũi sóng siêu âm với tần số cao, các mảng bám cứng đầu sẽ dần bị phá vỡ liên kết và bong ra khỏi bề mặt răng một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Đặc biệt, cao răng ở dưới nướu cũng được bóc tách dễ dàng mà không cần phải sử dụng đến thao tác tách nướu. Các mũi sóng siêu âm sẽ xuyên qua lợi, tạo ra các dòng điện xung và khiến chúng bong ra.

Hy vọng với câu trả lời trên giúp bạn loại bỏ được lo lắng bà bầu có được lấy cao răng không. Chúc bạn thành công

Được tạo bởi Blogger.