Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-ly-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Niềng răng nguy hiểm thế nào?

Về nguyên tắc, niềng răng sẽ giúp hàm răng, khuôn mặt đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Bởi niềng răng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, hoàn toàn không phải là liệu pháp làm cho răng chắc khỏe hơn như các phương pháp điều trị nha khoa khác.



Nguy cơ chết tủy do niềng răng sai cách

TS Hải khuyến cáo, nếu thực hiện đúng kỹ thuật và giải phẫu răng cho phép, kết quả sau khi niềng răng xong sẽ ổn định suốt đời. Ngược lại, người bị điều nắn chỉnh răng không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, không khít nhau, làm mất thẩm mỹ và dễ tái phát, ăn uống khó khăn, hay bị mỏi, đau khớp hàm...

Nếu người làm không có kinh nghiệm còn có thể khiến bệnh nhân bị lòi chân răng, viêm tuỷ, răng lung lay, thời gian điều trị kéo dài. Chính vì vậy, việc chọn bác sĩ điều trị cho mình có vai trò quan trọng nếu không rất dễ bị mắc các tai biến.


Có thể làm mặt biến dạng

Bác sĩ này cũng cho biết, các bệnh nhân đang trong độ tuổi phát triển, khuôn mặt có thể thay đổi do sự phát triển của xương hàm cần thận trọng khi thực hiện phương pháp này. Nếu trước khi phục hình răng mà mặt đã lệch thì sự phát triển của khung xương sau khi tiến hành niềng răng sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Điều này cũng tương tự nếu trẻ có cằm dài.

Răng rụng sớm hơn

Nhiều người lo ngại sau khi niềng, liệu khi về già, răng và hàm của họ có trở nên yếu hơn hay không. Với thắc mắc này, TS Hải cho biết điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu tay nghề bác sĩ không tốt. Về lâu dài, người niềng răng có thể dễ mắc các bệnh lý về bộ nhai hơn. Đồng thời, họ cũng ăn nhai khó hơn, dễ bị đau và rụng răng sớm hơn bình thường.

Hiện nay các phòng khám chỉnh nha tương đối nhiều, những người có nhu cầu cần phải tỉnh táo chọn địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Mặc dù, niềng răng hiện tại là kỹ thuật không gây nguy hiểm cho con người nhưng vẫn có thể khiến bệnh nhân gặp rất nhiều biến chứng.
>> http://phauthuathamhomom.com

Tật nghiến răng ở trẻ em

Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.



Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, nhất là khi trẻ ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy trẻ nghiến răng ban ngày, khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu.

Những yếu tố nào gây nên chứng nghiến răng?

Thực ra, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 2 nguyên nhân chính thường liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em:

- Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.


- Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ cãi nhau với anh chị em hay trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài. Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

Các triệu chứng nghiến răng ở trẻ em


Đa số trẻ bị nghiến răng chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ nghiến răng mạnh đến mức có thể:

- Nghiến hay cắn chặt răng có thể gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ.

- Mòn răng: tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và độ cứng mô răng mà mức độ mòn răng là nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống trở nên phẳng dẹt. Một số trẻ nghiến các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước trên.

- Những trường hợp nặng, men răng bị mòn, để lộ phần lớp ngà bên trong làm trẻ tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.

- Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.

- Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.

- Co, căng và đau cơ hàm.

- Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).

Nghiến răng có để lại hậu quả?

Nếu trẻ bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn, hiện tượng này làm cho những thức ăn có acid và đường bám vào răng nhiều hơn và sâu răng sẽ phát triển. Ngoài ra, tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như: hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm, có thể dẫn đến gãy răng của trẻ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt của trẻ.

Trẻ nghiến răng kéo dài bao lâu?

Đa số các trẻ sẽ hết nghiến răng khi các răng sữa được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ tiếp tục nghiến răng, nhất là khi do nguyên nhân tâm lý, trẻ sẽ hết nghiến răng khi sự căng thẳng thần kinh bị loại bỏ.

Làm gì để giúp trẻ bị nghiến răng?

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nghiến răng nếu chỉ nhẹ thôi thì không cần chữa trị, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng.

Có nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật nghiến răng.

Chảy máu ở răng sâu có nguy hiểm không?

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng do thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt, hình thành vi khuẩn gây sâu răng. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, mà sâu răng còn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nếu không điều trị còn có thể phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng khác.



Chảy máu ở răng sâu là một trong những biến chứng xảy ra khi vết sâu không được điều trị dẫn đến việc tủy bị tấn công. Không chỉ gây chảy máu ở phần lợi của răng mà lúc này còn đi kèm những cơn đau nhức rất đặc trưng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn, về lâu, nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.


Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân, khắc phục kịp thời. Bằng cách điều trị nha khoa phù hợp để chữa dứt tình trạng chảy máu ở răng sâu này. Chỉ khi đó, răng mới không còn chảy máu, cơn đau nhức mới thuyên giảm, và vẫn có thể tiếp tục bảo tồn răng thật.

Thông thường, với trường hợp răng sâu nặng, gây chảy máu và viêm tủy thì việc điều trị nội nha là điều cần làm trước tiên nhằm loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Hàn răng cũng sẽ được tiến hành nhằm trám bít lại khoang rỗng khuyết tủy và mô răng, đảm bảo phục hình cho răng cũng như hạn chế tối đa sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.


Ngoài ra, để hỗ trợ khắc phục tình trạng chảy máu ở răng sâu, tốt nhất là bạn nên tạo thói quen chăm sóc răng miệng kỹ hơn, chú trọng đến cách chải răng, làm sạch miệng hàng ngày. Bạn có thể dùng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu, ăn nhai tránh vị trí răng sâu bị chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính.

Các vấn đề nha khoa trẻ em cần được lưu ý

Vấn đề răng miệng cho trẻ nên được cha mẹ chú ý đặc biệt giúp định hình sự phát triển thuận lợi, hài hòa và an toàn nhất cho bé khi bước vào tuổi trưởng thành. Có 4 vấn đề nha khoa trẻ em cần được lưu tâm dưới đây.



1: Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Đây là thao tác mang tính thói quen, nên nhiều người đôi khi hơi dễ dãi và lơ là với trẻ. Tuy nhiên, đó lại lại mấu chốt quan trọng nhất cả tất cả các vấn đề răng miệng có thể phát sinh ở trẻ.

Dù trẻ đang ở thời kỳ mọc răng sữa cũng cần được vệ sinh răng hàng ngày thật đảm bảo. Thậm chí việc chăm sóc cho bé còn cần phải được thực hiện từ trước khi bé mọc răng. Tốt nhất là nên thực hiện thao tác làm sạch miệng cho bé ngay từ khi bắt đầu cho bé bú sữa ngoài.
2: Theo dõi sự mọc răng của trẻ


Có một thực tế là hơn 90% trẻ em tại Việt Nam không được theo dõi mọc răng ngay từ khi hình thành răng sữa. Chỉ một số trẻ khi thực hiện niềng răng sớm mới được theo dõi mọc răng. Con số này rất ít, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Những trẻ còn lại đều “bị” để răng mọc tự do theo “sở thích”.

Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng răng khấp khểnh, răng mọc sai lệch khi bước vào tuổi trưởng thành. Trong khi đó, tất cả những trẻ được theo dõi mọc răng từ nhỏ đều có khuôn răng đẹp khi lớn lên.

3: Điều trị bệnh lý răng

Việc này cần được tiến hành cẩn thận giống như đối với người lớn. Bé cần được chữa răng sâu, được trám răng, nhổ răng đúng kỹ thuật, được chữa viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…

Những bệnh lý này có thể khiến bé đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai và sinh hoạt vui chơi, làm trẻ dễ cáu gắt, khó gần và hay quấy khóc.

4: Chế độ ăn khoa học cho bé

Tưởng như không liên quan nhưng ăn uống hợp lý khoa học lại chính là một phần không nhỏ làm nên bí quyết để trẻ có được hàm răng khỏe mạnh và trắng đẹp về sau.


Như vậy, nha khoa trẻ em chủ yếu tập trung vào vấn đề chăm sóc là chính và chữa trị bệnh lý, chưa khuyến khích thẩm mỹ như là bọc răng, tẩy trắng,… ngoại trừ chỉnh nha là nên thực hiện sớm nếu có thể.

Hậu quả của tật nghiến răng và cách khắc phục

Bệnh nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt các răng một cách quá mức. Tật này thường diễn ra khi ngủ, là lúc không có ý thức về hành động này.


>>cách nhổ răng sữa cho bé
>>trẻ em bị nghiến răng khi ngủ

Bệnh nghiến răng là gì?
Những người bị bệnh nghiến răng đôi khi không thể nhận thức hết được những tác hại nguy hiểm của nó đối với sức khỏe răng miệng. Nghiến răng trong thời gian kéo dài còn có thể dẫn đến một số bệnh lý khác gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Theo số liệu thống kê gần đây, có khoảng từ 5 – 20% dân số có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng. Nhưng chỉ 5 – 50% trong số này nhận biết được bệnh lý này.



Nguyên nhân của bệnh nghiến răng

Ít ai biết rằng Stress lại là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nghiến răng.. Những căng thẳng não bộ trong vô thức sẽ bộc lộ qua động tác xiết răng khi chúng ta ngủ. Cho nên nhiều người vẫn nghĩ nó chỉ là một tật xấu thông thường, vô thức, không ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Ngoài ra, nghiến răng còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như do các cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, do suy dinh dưỡng, do rượu, thuốc lá và do yếu tố di truyền.

Những tác hại của bệnh nghiến răng

Trước hết, nghiến răng gây ra ảnh hưởng xấu đến chính hàm răng. Do lực sử dụng khi nghiến răng lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi ăn nhai nên có thể gây ra mòn răng nếu kéo dài. Khi lớp men răng bị lộ ra sẽ để lộ ngà răng dễ bị vàng, ê buốt và còn làm vỡ các múi răng, làm răng lung lay và bị rụng đi.

Với người đã từng phải phục hồi nha khoa như hàn trám, bọc răng sứ, làm mặt dán, trồng răng giả thì tật nghiến răng sẽ có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa này.

Mòn răng sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt răng khiến cho người bệnh trông già hơn so với tuổi.

Khi nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt khiến cho người bệnh bị mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ. Trường hợp các cơ này hoạt động quá mức có thể sẽ bị phì đại, làm khuôn mặt mất dần ự cân xứng hoặc có dạng vuông do phì đại các cơ cắn ở cả hai bên.

Nghiến răng còn gây ra rối loạn khớp thái dương – hàm. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng nhé khó chịu hoặc bị đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai. Tuy nhiên, những dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương – hàm thường không được bệnh nhân phát hiện dễ dàng và nhầm lẫn với những bệnh lý khác.

Khắc phục bệnh nghiến răng như thế nào?

Nếu bị nghiến răng, người bệnh có thể đeo máng nhai để ngăn chặn sự phá hại răng và giảm tình trạng đau cơ, đau khớp thái dương – hàm .

Khi nghiến răng có nguyên nhân do các vướng cộm ở khớp cắn có thể tiến hành mài bỏ những điểm vướng này để khắc phục.


Ngoài ra, bệnh nhân nghiến răng nên có phương pháp giảm tải stress, căng thẳng trong công việc và cuộc sống, bỏ những thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc,…

Các bệnh răng miệng hay gặp của dân văn phòng

Theo thống kê của các đợt khám sức khỏe răng miệng định kỳ thì các bệnh về răng miệng phổ biến nhất của giới văn phòng là: viêm nướu, mọc răng khôn, mòn răng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi nhân viên văn phòng luôn là đối tượng tập trung nhiều những thói quen xấu, ảnh hưởng tới răng miệng như: uống trà, cà phê, ăn vặt, dùng tăm xỉa răng,…



Các bệnh về nướu răng

Theo thống kê thì trên thế giới có khoảng 75% dân số mắc các bệnh về nướu răng ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân của các bệnh về nướu là do hình thành các mảng bám trên răng. Chải răng không đúng cách, không thường xuyên sẽ dẫn tới hình thành cao răng, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại trên răng phát triển, dẫn tới các bệnh về viêm nướu, nha chu. Nhân viên công sở lại tập hợp những thói quen xấu như: uống trà, cà phê, hút thuốc, ăn quà vặt, và ít người có thói quen lấy sạch hết vụn cơm sau khi ăn xong. Đây chính là lí do dẫn tới việc dân văn phòng gặp các bệnh về nướu răng nhiều như vậy.

Mòn răng


Mòn răng là hiện tượng các lớp bảo vệ gồm ngà răng, men răng bị mòn. Nguyên nhân dẫn tới việc mòn răng này bao gồm những thói quen ăn uống, cắn vật cứng, nghiến răng, trào ngược dạ dày và đặc biệt là do cách vệ sinh, chải răng không đúng quy định. Việc bạn chải răng quá lâu, quá mạnh, dùng bàn chải cứng sẽ làm mòn răng nghiêm trọng.

Răng khôn

Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đa số mọi người sẽ gặp phải tình trạng mọc răng khôn. Vì sao gọi là “răng khôn” bởi nó rất “khôn” khi lúc đó hàm đã đủ răng rồi nhưng nó vẫn tìm được cách đứng như “nằm ngang”, “nằm xéo”. Có trường hợp răng khôn mọc lên gây biến chứng, viêm vùng mô, sung răng, đau dai dẳng, rất khó chịu. Có trường hợp không nhổ kịp thời đã dẫn tới việc tạo u, phá hủy xương hàm. Còn những trường hợp khác, răng khôn mọc sâu tít bên trong, ở vị trí lắt léo nên rất khó vệ sinh, có thể dẫn tới việc sâu răng.

Nếu bạn có gặp các vấn đề về răng miệng, hãy đi khám sớm để tránh những tổn hại về sau này.

Cách chọn địa chỉ nha khoa uy tín tại Gò Vấp

Nhu cầu chăm sóc răng miệng đang ngày càng gia tăng, để chọn được địa chỉ nha khoa uy tín tại Gò Vấp cần phải xem xét nhiều yếu tố. Theo dõi ngay bài viết đây để có câu trả lời chính xác nhất.

1. BS đã được đào tạo ở đâu về niềng răng? niềng răng là một chuyên khoa sau đại học, do đó cần biết BS được đào tạo niềng răng ở đâu. Hiện nay, số lượng BS được đào tạo niềng răng thực sự rất ít và trong nước vẫn chưa có. Đa số các BS thực hành niềng răng hiện nay là tự đào tạo, và dù rằng là tự đào tạo, vẫn có những BS đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân. Ngoài ra, cũng có một số BS đã học niềng răng từ nước ngoài. Đây là một thông tin quan trọng nhưng vẫn chưa phải yếu tố chính làm căn cứ cho chọn lựa.

2. Kinh nghiệm niềng răng của BS. BS đã trải qua bao nhiêu năm kinh nghiệm điều trị niềng răng và đã chỉnh hoàn tất được bao nhiêu bệnh nhân. Có bằng chứng gì về kết quả điều trị? Đây là thông tin rất quan trọng cần lưu ý. Nếu BS đã có trên 2 năm kinh nghiệm trong điều trị niềng răng và đã điều trị trên 20 bệnh nhân có kết quả (có bằng chứng) thì có thể tin tưởng được.

địa chỉ nha khoa uy tín tại quận Gò Vấp
Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận Gò Vấp cần đảm bảo nhiều yếu tố

3. Qua lời giới thiệu của những bệnh nhân đã điều trị mà mình biết được, có kết quả tốt. Hoặc qua lời giới thiệu của những BS trong ngành.

4. BS có cho chụp phim phân tích đo sọ, phim toàn cảnh hay không? Có chụp hình mặt thẳng, mặt nghiêng, có chụp hình trong miệng, có lấy dấu nghiên cứu hay không? Có khám và làm bệnh án kỹ hay không? Có thiết lập một kế hoạch rõ ràng cụ thể hay không? Đây là những thông tin quan trọng cho thấy BS làm việc một cách nghiêm túc (chứng tỏ có đào tạo bài bản).

5. Là BS hội viên Câu lạc bộ niềng răng Sài gòn. CLB niềng răng tập hợp các nha sĩ cùng hỗ trợ nhau trong lĩnh vực niềng răng. CLB có những BS đã được đào tạo ở nước ngoài về niềng răng, có kinh nghiệm điều trị, sẵn sàng hỗ trợ những thành viên trong CLB khi có khó khăn trong điều trị. Những thành viên của CLB luôn thực hiện theo một quy trình điều trị bài bản, từ khâu thu thập thông tin đến kế hoạch điều trị.

Hãy tìm hiểu cẩn thận những thông tin trên, rồi mới quyết định có điều trị niềng răng với BS đó hay không.

Răng lung lay phải làm gì để chắc lại ?

Có nhiều nguyên nhân khiến răng lung lay chứ không chỉ do răng yếu hay răng sâu như nhiều người tưởng. Vậy răng lung lay phải làm gì để chắc lại như bình thường? Nguyên nhân do đâu ?


1. Răng lung lay nguyên nhân do đâu? 

Răng lung lay làm sao để chắc lại như bình thường, trước hết cần xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nguyên nhân làm răng lung lay chủ yếu do các bệnh như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chân răng, áp xe xương ổ răng, viêm tủy răng gây ra. Những thói quen không tốt là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các bệnh lý răng miệng mà ta có thể kể đến như:

+ Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng khiến các mảng bám không thường xuyên được làm sạch, là cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây bệnh

+ Không thực hiện lấy cao răng định kỳ khiến cao răng bám dưới nướu là nguồn gốc sinh ra các bệnh về nướu răng.

+ Răng bị lực bên ngoài tác động mạnh khiến các dây chằng nha chu bị đứt làm răng lung lay.

Trong trường hợp răng bạn bị lung lay, khi ăn nhai bị nhức, nướu bị sưng thì có thể đó là biểu hiện của bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu. Vậy răng lung lay làm sao để chắc lại như bình thường?

Tuy nhiên để phân biệt chính xác răng lung lay sinh lý và lung lay bệnh lý phải do bác sĩ xác định mới được. Bạn nên đi khám bác sĩ xem độ lung lay này của răng là có bình thường không hay là có nguyên nhân nào.

phương pháp trồng răng mới

2. Răng lung lay phải làm gì để chắc lại như bình thường?

Thực ra, để răng lung lay làm sao để chắc lại còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau.

Răng lung lay phải làm gì để chắc lại như bình thường
Răng lung lay phải làm gì để chắc lại như bình thường

✿ Nếu xương xung quanh răng còn nhiều thì có khả năng răng cứng lại sau khi đã cạo vôi và xử lý mặt chân răng. Sau đó bác sỹ sẽ tiến hành các biện pháp cố định chuyên khoa khác đẻ cho răng chắc khỏe trở lại.

✿ Trong trường hợp xương bao quanh để giữ răng bị tiêu quá nhiều, chỉ còn 1 chút xíu giữ răng thì e rằng răng này phải nhổ.

Tốt hơn hết, bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám khác để tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ. Răng chúng ta không phải là lúc nào cũng cố định, cứng ngắc mà luôn có độ di động nhẹ để đáp ứng tốt hơn với lực tác động lên nó.

Sau khi đã hỗ trợ điều trị xong nên chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng và lấy cao răng định kỳ. Đây là cách phòng ngừa răng lung lay hiệu quả.

Vì nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự lỏng lẻo của dây chằng nha chu và tổ chức quanh răng khiến cho răng lung lay đó là hiện tượng cao răng, viêm nha chu. Chỉ cần giữ cho răng khỏe mạnh, chăm sóc nha chu đúng cách để không bị vi khuẩn tấn công thì có thể tránh được tình trạng răng lung lay.

Nếu như bạn cần được tư vấn thêm về vấn đề răng lung lay phải làm gì để chắc lại hoặc về các bệnh lý khác liên quan, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa KIM theo hotline 1900.6899 các bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết cho bạn.

Bà bầu có được lấy cao răng không thưa bác sĩ

Thưa bác sĩ! Tôi muốn thực hiện lấy cao răng, tuy nhiên tôi còn lo lắng vì tôi đang mang thai. Mong bác sĩ cho tôi biết bà bầu có được lấy cao răng không. Cảm ơn bác sĩ

Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Thời điểm mang bầu là giai đoạn rất nhạy cảm của người phụ nữ, do nồng độ hoocmon estrogen và progesterone tăng cao, sức đề kháng giảm và răng cũng bị yếu đi, lúc này, răng rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và axit trong thức ăn và cao răng cũng góp phần tăng nặng thêm vấn đề này.

Vậy bà bầu có nên lấy cao răng không? Đây là một vấn đề khá nan giải bởi nếu tác dụng của việc lấy cao răng nhiều mà không được loại bỏ sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, nếu quyết định lấy thì có thể ảnh hưởng đến men răng, nướu và thai nhi.

Trên thực tế, trong trường hợp mà không có quá nhiều cao răng, cao răng không quá nghiêm trọng thì nha sỹ thường khuyên là không nên lấy. Như bạn đã nói thì bạn thường lấy cao răng 3 tháng/ lần, như vậy, thời điểm lấy cao răng gần đây nhất cũng không phải quá lâu, do đó, bạn không cần phải vội vàng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thời điểm tốt nhất để lấy cao răng khi mang bầu là lúc nào?

bà bầu có nên lấy cao răng không

>> Hiện tượng chảy máu răng

Vậy nếu trong trường hợp cấp thiết phải lấy cao răng khi đang mang bầu thì thời điểm nào là tốt nhất? Câu trả lời là giai đoạn giữa thai kỳ, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. Vì lúc này, thai nhi đã phát triển ổn định, cơ thể người mẹ cũng khỏe hơn và không còn cảm giác ốm nghén nữa.

Bạn đang mang bầu tháng thứ 2 thì nên cố gắng đợi sang đến tháng thứ 4 để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron 8.0

Công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron 8.0 cũng góp một phần không nhỏ cho sự an toàn của người mẹ và thai nhi. Bởi với những mũi sóng siêu âm với tần số cao, các mảng bám cứng đầu sẽ dần bị phá vỡ liên kết và bong ra khỏi bề mặt răng một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Đặc biệt, cao răng ở dưới nướu cũng được bóc tách dễ dàng mà không cần phải sử dụng đến thao tác tách nướu. Các mũi sóng siêu âm sẽ xuyên qua lợi, tạo ra các dòng điện xung và khiến chúng bong ra.

Hy vọng với câu trả lời trên giúp bạn loại bỏ được lo lắng bà bầu có được lấy cao răng không. Chúc bạn thành công

Được tạo bởi Blogger.