Trẻ bị sâu răng hàm làm sao để hết nhức?

Nếu trẻ bị sâu răng hàm không được chữa trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và phá hủy toàn bộ lớp vỏ ngoài của răng, nhiễm vào tủy răng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: răng bị đau nhức kéo dài, viêm lợi, áp xe chân răng, nhiễm trùng răng và thậm chí là mất răng.

Sâu răng hàm là một loại bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt thường gặp xảy ra ở những trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 – 8. Đây là căn bệnh làm phá hoại cấu trúc của răng, gây răng những tổn thương trên bề mặt răng. Dấu hiệu để nhận biết là những lỗ nhỏ li ti có màu trắng hoặc nâu đen trên mặt nhai của răng và quanh thân răng.

Thời gian đầu khi trẻ bị sâu răng hàm thì hầu như chiếc răng không có biểu hiện gì bất thường, hoặc có thì răng cũng chỉ bắt đầu hơi đổi màu mà thôi. Sau khoảng 1 – 2 năm, răng bị nhiễm bệnh bắt đầu biến đổi thành màu nâu hoặc đen. Lúc này, lỗ sâu đã xuất hiện, trẻ thường cảm thấy đau nhức – ê buốt – khó chịu khi ăn nhai vì bị thức ăn mắc kẹt vào.

Có dấu hiệu đau răng kéo dài, mức độ đau gia tăng, răng ê buốt khi ăn nhai thì rất có nguy cơ con của chị đã bị viêm tủy. Đây là một giai đoạn nặng của sâu răng, có thể dẫn đến mất răng nếu không có biện pháp can thiệp sớm. Do đó, tốt nhất chị nên đưa cháu đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nhé. Tại đây, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm ngăn chăn bệnh lý phát triển nghiêm trọng hơn, giúp cháu giảm đau hiệu quả.


Bạn nên đưa trẻ đi đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nếu phát hiện trẻ bị sâu răng hàm.

Ngoài ra, chị có thể sử dụng các mẹo nhỏ dưới đây để giúp giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu khi trẻ bị sâu răng hàm.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Chị hãy pha một ít muối biển với nước ấm. Sau đó, cho cháu ngậm trong vòng 3 – 5 phút để sát trùng, giảm đau do sâu răng. Các thành phần có tính sát trùng trong muối sẽ giúp trẻ giảm nhanh những cơn đau nhức, viêm nhiễm từ các khu vực bị ảnh hưởng.

Sử dụng hỗn hợp tỏi và húng quế: Chị có thể dùng vài nhánh tỏi và giã nát cùng với vài lá húng quế. Sau đó, dùng hỗn hợp này đắp lên chiếc răng sâu của trẻ, hoặc có thể vắt lấy nước rồi nhỏ vào lỗ sâu để giúp giảm cơn đau.

Lá hẹ: Chị giã nhuyễn một ít lá hẹ, rồi lấy đắp vào chiếc răng bị sâu. Cách này có thể giúp giảm đau nhanh, kháng viêm và giảm sưng lợi của trẻ rất tốt.

Lá hẹ giã nhuyễn và đắp vào vùng răng bị sâu sẽ giúp trẻ giảm đau nhanh chóng.

Trẻ bị sâu răng hàm là bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến vấn đề này. Chính vì thế, Nha khoa KIM khuyến cao các bạn nên chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng của con trẻ, nhằm giúp trẻ có thể phát hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.