Muốn xác định chính xác căn nguyên dẫn đến buốt răng là gì cần dựa vào triệu chứng cụ thể cũng như qua kết quả thăm khám trực tiếp. Vì thế, khi răng tự nhiên bị buốt thì bạn nên nghĩ đến việc thăm khám sớm là tốt nhất. Trong trường hợp chưa thể đi nha sỹ bạn có thể tham khảo những thông tin phân tích dưới đây để ước lượng răng có thể gặp phải vấn đề gì và buốt răng là hiện tượng gì.
Buốt răng là hiện tượng gì, có chữa khỏi được không?
Nếu răng bị ê buốt, sẽ có 3 tình huống xảy ra như sau:
Răng đang bị bệnh lý: Có những bệnh lý khiến cho răng trở nên nhạy cảm và ê buốt thường xuyên như sâu răng, viêm nướu. Khi bệnh còn ở mức độ nhẹ thì gần như không có cảm giác gì khác lạ. Chỉ đến khi bệnh lý ăn sâu ảnh hưởng tới các ống ngà trong ngà răng, bệnh nhân mới bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu của sự ê buốt. Vì những bệnh lý này sẽ dẫn đến phá hủy men răng và làm lộ ngà răng.
Nếu răng hoàn toàn khỏe mạnh thì sẽ không xuất hiện triệu chứng ê buốt răng, yếu răng hay răng lung lay. Chỉ khi có các dấu hiệu như bị bệnh lý, không mất men, mòn men, răng mới trở nên nhạy cảm ê buốt.
Răng bị mất men: Là khi một điểm nào đó trên thân răng bị mòn men, ngà răng sẽ không còn được lớp men cứng chắc bảo vệ nữa nên dễ bị kích ứng. Đặc biệt là dưới các tác động lực và nhiệt độ.
Răng bị tách nướu: Phần rìa nướu răng bị tách làm cho cổ răng bị lộ ra. Đây là phần không có men răng nên chỉ cần nướu tách, ngà răng ở cổ răng sẽ bị lộ và gây ra cảm giác e buốt.
Dựa trên những phân tích trên đây bạn có thể tự đối chiếu tình trạng răng cụ thể hiện tại. Nếu răng bị bệnh lý thì đó có thể là nguyên nhân và chỉ cần điều trị dứt các bệnh lý này, cảm giác ê buốt sẽ biến mất. Nhưng nếu không có bệnh lý như sâu răng hay viêm nướu thì chỉ có khả năng duy nhất là do bạn bị mòn men ở mặt nhai hoăc ở cổ chân răng. Khả năng mòn cổ chân răng sẽ nhiều hơn nếu bạn chỉ bị buốt khi chải răng mặt bên mà ăn nhai không buốt mặt nhai.
Tốt nhất bạn nên nhờ các bác sỹ nha khoa thăm khám mới xác định cụ thể được. Hướng điều trị triệt để cũng cần phải thực hiện tại phòng nha vì còn tùy vào mức độ ê buốt răng như thế nào.
Khi ê buốt nhẹ, bạn có thể chỉ cần dùng kem chống e buốt, thoa fluor. Nặng hơn có thể tái khoáng men hoặc trám phủ để che đi phần ngà răng bị lộ. Nếu liên quan đến viêm nướu gây tụt nướu thì cần điều trị sâu hơn để tái bám cho nướu,…
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét